Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cầu thủ Việt kiều tham gia đội tuyển quốc gia: Thay đổi cách nghĩ

Kinhtedothi - Gần đây, Mạc Hồng Quân rồi Đặng Văn Lâm được gọi vào Đội tuyển bóng đá Việt Nam. Nhiều người cho rằng, sự lựa chọn này là quá ít, vì còn những cầu thủ Việt kiều có chất lượng...
 Hơn một năm qua, với những thành tích đạt được, bóng đá Việt Nam đã có sự thay đổi rất nhiều trong cái nhìn của các nước trong khu vực cũng như quốc tế. Chính điều này đã mang đến một làn sóng các cầu thủ Việt kiều có xu hướng muốn trở về quê nhà cống hiến trong màu áo đội tuyển quốc gia (ĐTQG).
Câu chuyện không mới
Nhìn lại lịch sử bóng đá Việt Nam, đây không phải là lần đầu tiên các cầu thủ Việt kiều có mong muốn về cống hiến cho ĐTQG. Còn nhớ, khi Tiger Cup 2004 sắp khởi tranh, bóng đá Việt Nam bắt đầu đón nhận cầu thủ Việt kiều đầu tiên xin thử việc. Đó là trường hợp của cầu thủ người Pháp gốc Việt Ludovic Casset.
 Đặng Văn Lâm - cầu thủ Việt kiều thi đấu thành công nhất trong màu áo ĐTQG. Ảnh: Ngọc Tú
Tuy nhiên, chỉ sau một tháng thử việc, HLV trưởng ĐTQG Việt Nam bấy giờ là Tavares đã lắc đầu với chuyên môn của Casset và gạch tên khỏi danh sách tham dự Tiger Cup 2004. Trường hợp của Ludovic Casset chỉ là một trong rất nhiều cầu thủ Việt kiều khác có mong muốn về cống hiến cho bóng đá nước nhà nhưng không để lại nhiền ấn tượng sâu sắc như: Toni Lê Hoàng, hai anh em Emil Lê Giang (đá tiền đạo) và Patrick Lê Giang (thủ môn), Johnny Nguyễn…
Thực tế cho thấy, không phải cầu thủ Việt kiều nào về nước thi đấu cũng đều thi đấu thất bại. Sẽ chẳng ai quên được cái tên Đăng Văn Robert khi góp công lớn vào chức vô địch cho Becamex Bình Dương ở năm 2015 và lọt vào mắt xanh của HLV Miura.
Đặc biệt, đó là trường hợp của Mạc Hồng Quân (mang quốc tịch Séc) từng được xem là phương án số 1 trên hàng công đội tuyển dưới thời HLV Hoàng Văn Phúc lẫn HLV Miura. Rồi Đặng Văn Lâm, người mang hai dòng máu Việt - Nga đang là thủ môn số 1 của đội tuyển quốc gia. Cũng chính từ màn trình diễn ấn tượng của thủ môn Đặng Văn Lâm trong thời gian qua một lần nữa lại thổi bùng lên mong muốn của các cầu thủ Việt kiều về thi đấu trong màu áo ĐTQG.
Biết rằng, đây là câu chuyện chẳng có gì mới nhưng nó cũng đã cho thấy vị trí của bóng đá Việt Nam đã thay đổi nhiều trong thời gian qua trên đấu trường quốc tế.
Vì giữ bản sắc Việt?
Bóng đá Việt Nam đang vươn xa ra tầm thế giới sau hàng loạt chiến công, trong nhiều năm qua những người làm chuyên môn đã cố gắng gây dựng một đội bóng mang đậm bản sắc của người Việt, chỉ trọng dụng cầu thủ nội, chưa mặn mà với cầu thủ gốc Việt ở nước ngoài về Việt nam thi đấu.
Đây chính là những lý do để lý giải cho nhiều năm qua, các cầu thủ Việt kiều hay nhập tịch (nay gọi là cầu thủ người Việt Nam sinh ra và lớn lên tại nước ngoài) khó có cửa để lên “ăn cơm tuyển”.
Nhiều người cho rằng đó là một sự phân biệt không đáng có, bởi họ cũng là những người mang trong mình dòng máu Việt cũng như quốc tịch Việt Nam rõ ràng. Theo Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Lê Hoài Anh trả lời báo chí trước đó, “VFF muốn cầu thủ có nguồn gốc là người Việt, được đào tạo trong nước hoặc nước ngoài. Bởi chuyện đó còn liên quan tới khía cạnh xây dựng hình ảnh của đội tuyển là đại diện cho cả dân tộc”.
Trở về thi đấu trong màu áo ĐTQG Việt Nam không hề dễ cho các cầu thủ Việt kiều, khi đâu đó vẫn còn những rào cản vô hình. Dù bóng đá Việt Nam đã có tiếng tăm hơn và việc thuyết phục các cầu thủ trở về đến nay không là vấn đề khó. Và cũng đã đến lúc chúng ta nên có sự thay đổi cách nghĩ, sẵn sàng mở cửa đón những cầu thủ Việt kiều có trình độ chuyên môn cao trở về, để có thể mơ về những giấc mơ xa hơn, đẹp hơn.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lửa thử vàng

Lửa thử vàng

29 Apr, 06:22 AM

Kinhtedothi - Hướng tới Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2025 (SEA Games 33), thể thao Việt Nam lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó mục tiêu chính là đứng top 3 SEA Games 33, có thể vươn lên vị trí thứ 2, xa hơn là mục tiêu tại Asiad và Olympic.

Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025

Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025

22 Apr, 01:59 PM

Kinhtedothi - Ngày 22/4, tại sân vận động quận Hoàng Mai đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải.

Tưng bừng lễ khai mạc hội thao tại Cà Mau

Tưng bừng lễ khai mạc hội thao tại Cà Mau

19 Apr, 11:46 AM

Kinhtedothi - Hội thao tỉnh Cà Mau là hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm mốc son lịch sử trọng đại của dân tộc, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, nâng cao đời sống tinh thần và sức khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tỉnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ