Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chấn chỉnh trang phục tại nơi thờ tự: Nơi nghiêm túc, chỗ thờ ơ

Kinhtedothi - Gần 2 tháng Hà Nội chính thức nói "không" với tình trạng ăn mặc thiếu vải vào nơi thờ tự bằng việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Vậy nhưng tình trạng ăn mặc hở hang có những nơi đã hạn chế, nhưng cũng nhiều di tích nổi tiếng vẫn đầy rẫy hình ảnh phản cảm.

Du khách nước ngoài vui vẻ khoác áo dài khi vào thăm đền Ngọc Sơn.  Ảnh:  Thanh Hải

Những di tích thuộc quản lý của cấp sở như: Đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, tượng đài Vua Lê (phố Lê Thái Tổ), di tích 48 Hàng Ngang, 5D Hàm Long, 90 Thợ Nhuộm và di tích Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ở Vạn Phúc… là nơi tiên phong may áo choàng, cho du khách lỡ mặc hở hang mượn miễn phí. “Nếu như lúc mới thực hiện quy định, mỗi ngày có khoảng 300 lượt du khách cần mượn trang phục, thì sau một tháng triển khai, số lượng khách cần mượn đã giảm gần một nửa. Bởi các công ty du lịch đã nắm chắc được quy định, phổ biến cho các đoàn trước khi đến di tích tham quan. Hiện nay, số khách mượn trang phục đa phần là các khách lẻ, đi du lịch tự do…” – ông Nguyễn Đức Vượng – Trưởng phòng Quản lý di tích đền Ngọc Sơn cho biết.

Nắm được quy định văn hóa nên cảnh áo thiếu vải, quần quá ngắn vào các di tích cũng giảm đi rất nhiều. Theo ghi nhận của phóng viên, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, mặc dù là những ngày nắng nóng, nhưng tình trạng khách mặc áo ba lỗ, quần cộc không nhiều. Ở các khu Điện Đại Thành, nhà Hậu Đường lực lượng bảo vệ túc trực nhắc nhở thường xuyên hơn. Trước đó, từ ngày 10/4, Trung tâm Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng đưa ra thông báo đến các công ty du lịch với nội dung yêu cầu du khách không mặc trang phục hở hang, gây phản cảm, trang phục không phù hợp với thuần phong mỹ tục (áo ngắn, áo hai dây, áo may ô, quần đùi, quần sooc, váy ngắn...) khi vào tham quan di tích. Chính vì vậy, cảnh “chướng tai gai mắt” trong ăn mặc cũng giảm đi nhiều.

“Không thể đòi hỏi khách nước ngoài luôn mặc kín đáo khi đi du lịch. Và với đặc thù của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chỉ cần ăn mặc chỉnh tề ở các khu Điện Đại Thành, nhà Hậu Đường nên chúng tôi đã thiết kế thử nghiệm 30 bộ áo choàng dành cho khách tham quan lỡ mặc trang phục quá ngắn khi muốn vào thăm 2 nơi này. Trung tâm sẽ cho mượn miễn phí áo choàng. Dự kiến, ngày 15/6, Văn Miếu – Quốc Tử Giám bắt đầu thực hiện cho mượn thử nghiệm” – ông Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Văn Miếu – Quốc Tử Giám bày tỏ.

Theo thông báo trên trang web của Trung tâm, áo choàng được thiết kế dễ mặc, phù hợp cho cả trường hợp du khách mặc áo ngắn hoặc quần ngắn, có dây buộc tiện dụng vừa với cả du khách có khổ người nhỏ hay to béo. Chất liệu vải cotton, mát, màu sắc trang nhã tạo cảm giác thoải mái cho du khách khi mặc. Tuy nhiên, ông Kiêu cũng nhấn mạnh: “Đây mới là giai đoạn thử nghiệm, trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ lắng nghe ý kiến của du khách và có điều gì bất hợp lý sẽ kịp thời chỉnh sửa”. Trên thực tế, 30 bộ áo choàng của Trung tâm đã may xong hồi cuối tháng 4/2017, nhưng sau khi thử nghiệm cho mượn một ngày, có một vài ý kiến về dây buộc và cổ áo, nên các bộ trang phục này đã được chỉnh sửa.

Ngoài một số di tích trên, rất nhiều di tích khác như chùa Quán Sứ, Phủ Tây Hồ vẫn tùy ý ăn mặc vào nơi thờ tự. Rất nhiều cảnh người mặc váy ngắn, áo hở bụng vẫn ngang nhiên bước vào các ban thờ thắp hương. Theo lý giải của ông Trương Chí Hồi – Phó trưởng Ban quản lý phủ Tây Hồ: “Số lượng du khách đến di tích vào những ngày rằm, mùng Một đến cả chục ngàn người, may bao nhiêu trang phục cho xuể”. Với cách nghĩ cho là khó thực hiện này, nên các di tích chưa hoàn toàn dẹp sạch được cảnh ăn mặc phản cảm sau khi Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng được ban hành và thực hiện.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

02 Jul, 08:25 PM

Kinhtedothi - Chiều 2/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất và đã công bố nghị quyết của Quốc hội về việc chỉ định Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Cao Thị Hòa An làm chủ tịch HĐND tỉnh. Các ông Trần Phú Hùng, Đỗ Thái Phong được chỉ định giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

02 Jul, 02:28 PM

Kinhtedothi - Sau thời điểm sáp nhập các đơn vị hành chính, lượng người dân đến làm thủ tục tại các Trung tâm phục vụ Hành chính công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng đột biến. Tuy nhiên, công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn được triển khai hiệu quả, không xảy ra tình trạng quá tải hay lộn xộn.

Phường Vĩnh Tuy: thông qua quy định tổ chức bộ máy Cơ quan Mặt trận Tổ quốc phường

Phường Vĩnh Tuy: thông qua quy định tổ chức bộ máy Cơ quan Mặt trận Tổ quốc phường

01 Jul, 09:39 PM

Kinhtedothi-Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Vĩnh Tuy công bố các quyết định về thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam phường, về công nhận Ủy viên Ủy ban và các chức danh trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường; lấy ý kiến và thông qua Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ