Wednesday, 16:18 07/09/2011
Chân dung các Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam (Phần 1)
KTĐT - Nhân dịp 66 năm thành lập Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, xin giới thiệu tiểu sử của 12 vị Tổng tham mưu trưởng.
![]() |
Đại tướng Hoàng Văn Thái Là Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam (1945-1953), đại tướng Hoàng Văn Thái có tên thật là Hoàng Văn Xiêm sinh năm 1915 tại xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ông bắt đầu tham gia cách mạng năm 1936, ông được kết nạp đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1938. Năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam, nhờ bảo lãnh tại ngoại chờ ngày xét xử ông tổ chức bí mật thoát ly rút khỏi địa phương về hoạt động ở Bắc Giang. Năm 1941, ông chỉ huy tiểu đội cứu quốc quân Bắc Sơn. Tới tháng 12/1944, ông phụ trách công tác tham mưu trinh sát của Đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân. Ngày 3/8/1945, ông tham gia chỉ huy giành chính quyền ở Chợ Đồn, Lục An Châu và Tuyên Quang. Tháng 6/1945, Trương Quân chính kháng Nhật được thành lập ở Tân Trào, Hoàng Văn Thái được cử làm hiệu trưởng đầu tiên của trường. Trường là lò đào tạo cán bộ quân sự cho lực lượng vũ trang của Việt Nam Giải phóng Quân – đặt nền móng hệ thống đào tạo cán bộ quân sự Việt Nam sau này. Tháng 9/1945, chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu ra quyết định thành lập Bộ Tham mưu và chỉ định Hoàng Văn Thái làm Tham Mưu Trưởng. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm tham mưu trưởng cho các chiến dịch: Việt Bắc (thu đông 1947), Biên giới (1950), Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954)... Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ 1958-1960 ông giữ chức chủ nhiệm Tổng cục quân huấn, kiêm chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao nhà nước. Năm 1966, là tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 5. Giai đoạn 1967 – 1973, ông được điều vào miền Nam giữ chức tư lệnh Quân giải phóng miền nam Việt Nam, phó bí thư Trung ương cục miền Nam và phó bí thư Quân ủy Quân giải phóng miền nam Việt Nam. Sau khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, năm 1974 ông được điều động ra bắc giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1974-1981). Năm 1980, ông được Đảng và Chính phủ phong quân hàm Đại Tướng. Ngày 2/7/1986, Đại tướng Hoàng Văn Thái qua đời tại Quân y viện 108, thọ 71 tuổi.
![]() |
Đại tướng Văn Tiến Dũng Đại tướng Văn Tiến Dũng sinh năm 1917 tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1936, ông bắt đầu tham gia cách mạng và tới 1937 được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Năm 1943-1944, ông giữ chức bí thư Ban cán sự đảng hà đông, Bắc Ninh, Ủy viên thường vụ rồi bí thư xứ Ủy Bắc Kỳ. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, tháng 1/1945 thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt ông. Sang năm 1945, ông được cử làm Ủy viên Thường vụ Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ, phụ trách tổ chức Chiến khu Quang Trung. Cách mạng tháng 8/1945, ông tham gia chỉ đạo vũ trang giành chính quyền ở các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. Sau đó, ông được điều làm chính ủy chiến khu 2. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tháng 12/1946, ông được điều giữ chức Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt nam, phó bí thư Quân ủy Trung ương. Năm 1951-1953, ông là đại đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên của Đại đoàn 320. Tháng 11/1953, ông được Đảng và Chính phủ tin tưởng giao giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 thắng lợi, ông làm Trưởng đoàn đại biểu của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ủy Ban Liên hiệp đình chiến thi hành Hiệp định Geneve. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn như: Đường 9 – Nam Lào (1971), Trị - Thiên (1972), Tây Nguyên (1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975). Trước đó, năm 1974 ông đã được phong quân hàm Đại Tướng. Từ 198-1986, ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984-1986). Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa III-VI (dự khuyết khóa II), Ủy viên Bộ chính trị (3/1972) khóa IV. V (dự khuyết khóa III) và Đại biểu Quốc hội khóa II-VII. Ngày 17/3/2002, Đại tướng Văn Tiến Dũng qua đời tại Viện Quân đội 108, thọ 85 tuổi. Ông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều huân huy chương vì những đóng góp của mình cho Quân đội cho đất nước.
![]() |
Đại tướng Lê Trọng Tấn Lê Trọng Tấn tên thật là Lê Trọng Tố sinh năm 1914 tại xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Ông bắt đầu tham gia cách mạng từ năm 1944, kết nạp đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1945. Cách mạng tháng 8/1945, ông là ủy viên quân sự trong ban lãnh đạo khởi nghĩa tỉnh Hà Đông. Cuối 1945-1950, ông lần lượt giữ các chứ vụ: Trung đoàn phó, trung đoàn trưởng, quyền khu trưởng khu 14, phó tư lệnh Liên khu 10, trung đoàn trưởng kiêm chính ủy Trung Đoàn 209, phó chỉ huy trận Đông Khê và chỉ huy đánh Binh Đoàn Sac Tông trong chiến dịch Biên Giới (16/9-14/10/1950). Từ tháng 12/1950-1954, ông là đại đoàn trưởng đầu tiên của Đại đoàn 312, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Tháng 12/1954-1960, ông giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam. Tháng 3/1961-1969, ông là phó tổng tham mưu trưởng, phó tư lệnh, ủy viên Quân ủy Quân giải phóng miền nam Việt Nam. Giai đoạn 1970-1979, Lê trọng Tấn tiếp tục giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm: tư lệnh mặt trận Đường 9, đặc phái viên Bộ tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam bên cạnh bộ chỉ huy Quân giải phóng nhân dân Lào, tham gia chỉ đạo chiến dịch Cánh Đồng Chum, tư lệnh chiến dịch Trị - Thiên, tư lệnh đầu tiên của Quân đoàn 1, viện trưởng viện khoa học Quân sự Bộ quốc phòng, tư lệnh chiến dịch Huế - Đà Nẵng, phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Sau giải phóng, năm 1976-1977 ông là phó tổng tham mưu trưởng kiêm viện trưởng Học viên Quân sự cấp cao. Chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, ông được điều giữ chức tư lệnh Mặt trận Tây Nam. Năm 1980-1986, Đại tướng Lê Trong Tấn (phong năm 1984) giữ chức thứ trưởng Bộ quốc phòng, kiêm tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung Ương. Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản việt Nam khóa IV-V, đại biểu quốc hội khóa VII. Năm 1986, Đại tướng Lê Trọng Tấn qua đời, thọ 72 tuổi. Ông đã được nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Quân công (hạng nhất, hạng ba), Chiến thắng hạng nhất, kháng chiến hạng nhất...
![]() |
Đại tướng Lê Đức Anh Lê Đức sinh năm 1920 tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông bắt đầu tham gia cách mạng năm 1937, được kếp nạp đảng viên Đảng Cộng Sản Việt nam (1938). Năm 1944, ông tham gia tổ chức và phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh. Cách mạng tháng 8 thành công, ông tham gia quân đội giữ các chức vụ từ trung đối trưởng đến chính trị viên tiểu đoàn, chi đội 1 và trung đoàn 301. Từ tháng 10/1948-1950, ông là tham mưu trưởng khu 7, 8 và đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1951-1954, ông làm tham mưu phó, quyền tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Nam Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ 1955-1963 ông giữ chức cục phó Cục tác chiến, cục trưởng Cục quân lực Bộ tổng tham mưu. Tháng 8/1963-1964, ông là phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phòng miền nam Việt Nam. Sang tháng 2/1964-1968 ông làm tham mưu trưởng, phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng quân giải phóng miền nam. Giai đoạn 1969-1974, ông là tư lệnh Quân khu 9. Năm 1974-1975, ông giữ cương vị phó tư lệnh Quân giải phóng miền, phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn. Sau giải phóng, tháng 5/1976 ông tiếp tục đảm nhiệm cương vị tư lệnh khu 9. Tháng 6/1978, ông là tư lệnh kiêm chính phủ khu 7, chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương Bộ quốc phòng ở mặt trận Tây Nam. Năm 1981, ông tiếp tục đảm nhiệm vị trí tư lệnh quân khu 7, thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, phó trưởng ban rồi trưởng ban lãnh đạo chuyên gia Việt Nam tại Campuchia. Tháng 12/1986, Đại tướng Lê Đức Anh (phong năm 1984) nhận chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tháng 2/1987-1991, đại tướng là Bộ trưởng Bộ quốc phòng, phó bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân sự Trung Ương. Từ 1992-1997, ông làm Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ông cũng là Ủy viên Bộ Chính trị khóa V-VIII, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII, đại biểu Quốc hội khóa VI, VIIII, IX. Đại tướng Lê Đức Anh được nhà nước tặng thường nhiều huân chương cao quý.
![]() |
Đại tướng Đoàn Khuê Đoàn Khuê sinh năm 1923 tại thôn Gia Đẳng, xã Thiệu Tân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông tham gia hoạt động cách mạng năm 1939, kết nạp vào Đảng Cộng Sản năm 1945. Tháng 6/1945, ông tham gia thành lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Quảng Bình, chủ nhiệm Việt Minh, ủy viên quân sự của Tỉnh ủy. Cách mạng tháng 8 thành công, tháng 9/1945 ông nhập ngũ và trong kháng chiến chống pháp ông đã giữ các chức vụ chính trị viên Trường Lục quân trung học ở Quảng Ngãi, chính ủy trung đoàn, Phó chính ủy sư đoàn 305. Trong kháng chiến chống Mỹ, từ 1954-1960 ông giữ chức phó chính ủy Sư đoàn 675, phụ trách chính ủy sư đoàn 351, chính ủy lữ 270. Năm 1960-1964, ông làm phó chính ủy Quân khu 4. Năm 1964-1975 ông là phó chính ủy Quân khu 5, tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch trên địa bàn quân khu. Tháng 5/1983-1987 ông là phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng, rồi tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Năm 1987-1991, ông giữ chức thứ trưởng Bộ quốc phòng kiêm tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tháng 8/1991-1997, Đại tướng Đoàn Khuê (phong năm 1990) giữ cương vị Bộ trưởng quốc phòng, phó bí thư Đảng ủy Quân sự trung ương. Ông cũng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV-VII, ủy viên Bộ Chính trị các khóa VI-VII, đại biểu quốc hội các khóa VII, VIII, IX. Ngày 16/1/1999, Đại tướng Đoàn Khuê qua đời tại Hà Nội, thọ 76 tuổi. Ông được nhà nước tăng nhiều huân huy chương cao quý.
![]() |
Thượng tướng Đào Đình Luyện Đào Đình Luyện tên thật là Đào Mạnh Hùng, sinh năm 1929 tại xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Ông bắt đầu tham gia cách mạng tháng 3/1945, kết nạp Đảng Cộng Sản Đông Dương cùng năm đó. Trong Kháng chiến chống Pháp, ông lần lượt giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến chính ủy trung đoàn. Tham gia chiến dịch: Việt Bắc (1947), Song Thao, Biên Giới, Hòa Bình và Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, tháng 10/1955 ông làm Tham mưu trưởng sư đoàn 312. Năm 1959-1963, ông làm Cục trưởng Cục Không quân. Tháng 8/1964-1965, ông làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 921 (trung đoàn không quân đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam). Tháng 4/1966-1969, ông giữ chức Tham mưu trưởng, phó Tư lệnh rồi Tư lệnh (1967-1977) kiêm Chính ủy Binh chủng Không quân thuộc Quân chủng Phòng Không – Không quân. Tháng 3/1974, ông được bổ nhiệm chức Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân. Sau giải phóng, tháng 5/1977 ông làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân chủng Không quân. Tháng 3/1985, ông làm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Năm 1989, ông làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương. Từ 1991-1995, Thượng tướng Đào Đình Luyện (phong năm 1988) được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung Ương. Ông cũng được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt nam các khóa VI, VII, đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa VII, VIII, IX. Năm 1999, thượng tướng Đào Đình Luyện qua đời, thọ 70 tuổi. Ông được nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý.