Vấn đề sản xuất nông nghiệp cũng thu hút rất nhiều ý kiến tâm huyết của các đại biểu. Đại biểu Tổ Hoàng Mai, Phạm Đình Đoàn đặt vấn đề, hiện TP có 932 HTX nông nghiệp, trong đó có 15 HTX mới thành lập năm 2017; nhưng có bao nhiêu HTX kiểu mới có thể áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; và cần làm gì để thúc đẩy phát triển mô hình đó?
Đại biểu Nguyễn Lan Hương (tổ Đông Anh) cũng đặt câu hỏi cho Giám đốc Sở NN&PTNT TP: “Vì sao cho đến nay Hà Nội chưa có DN được chứng nhận là DN sản xuất nông nghiệp công nghệ cao?”. Bà Hương đề xuất, bên cạnh những hỗ trợ về sản xuất, phân phối sản phẩm; đề nghị TP đầu tư ngân sách, hỗ trợ tuyên truyền cho các DN cam kết sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn Vietgab và Globalgab.Đại biểu Nguyễn Lan Hương (tổ Đông Anh)chất vấn |
Về vấn đề phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đại biểu Trần Thị Vân Hoa (tổ Tây Hồ) đặt câu hỏi: Đã hơn 2 năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể khu vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhưng đến nay, TP vẫn chưa có kế hoạch về vấn đề này. Đề nghị TP cho biết nguyên nhân và trách nhiệm cụ thể của các sở ban ngành. Đến bao giờ TP mới có quy hoạch khu vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao?
Bên cạnh đó, đến nay TP mới có 46 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, chưa có khu nông nghiệp công nghệ cao được phê duyệt, chưa có doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CN cao được công nhận. Đề nghị TP cho biết lộ trình thực hiện vấn đề này và trách nhiệm của các sở ngành?
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ |
Cần vai trò của doanh nghiệp lớn trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Trước nhiều ý kiến đại biểu quan tâm liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho rằng, Hà Nội cần huy động mọi nguồn lực và phát huy vai trò của các doanh nghiệp, chứ không chỉ trông chờ ngân sách hay hỗ trợ chính sách của TP.
Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu cho biết: Trong lĩnh vực nông nghiệp, tại Hà Nội từ trước đến nay luôn nhận được sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT, kể cả của các đơn vị, các nhà trường, các viện…, cùng với sự nỗ lực của bà con nông dân và nhiều doanh nghiệp. Chúng tôi cũng đã đi khảo sát thực tế cùng nhiều DN, tại nhiều vùng sau dồn điền đổi thửa cho thấy, nhiều máy cấy, các thiết bị nông nghiệp ứng dụng công nghệ… đã được TP bỏ tiền ra để hỗ trợ, có lúc tới 900 triệu đồng để mua các máy này, đưa đến các hợp tác xã làm rất tốt, có những DN đã làm hoa ly, hoa lan xuất khẩu. Hay có những sản phẩm như bò 3B đã triển khai đến 8 huyện, từ 40.000 con hiện đã phát triển lên 60.000 con, với giá cao, chất lượng tương đương thịt bò Úc, Mỹ… Thực tế, TP đã triển khai 6 nhóm chính sách hỗ trợ, từ dồn điền đổi thửa đến công nghệ cao, giống cây trồng, từ lực lượng thú y đến cán bộ kỹ thuật.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu trả lời chất vấn |
Ở các xã, TP đều có các cán bộ kỹ thuật, nhất là về bảo vệ thực vật để trực tiếp giúp bà con nông dân trong xử lý dịch bệnh, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, kênh mương nội đồng… “Xét về hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, kể cả tại các bờ vùng, bờ thửa, kênh mương, có thể nói Hà Nội đã đạt kết quả khá tốt’, ông Sửu khẳng định.
Tới đây, để thực hiện được những vùng nông nghiệp công nghệ cao theo định hướng của TP (như việc TP đang chuẩn bị khu 75ha tại Yên Nghĩa), Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho hay: Riêng tại TP. Hồ Chí Minh đã mất hơn 2.000 tỷ đồng để đầu tư cho khu công nghệ cao. Trong bối cảnh Hà Nội có nhiều nhiệm vụ đang đặt ra yêu cầu phải chi tiêu đầu tư nhất là từ ngân sách, nếu TP quyết tâm thì sẽ phải huy động từ mọi nguồn lực, chứ không chỉ trông chờ ngân sách. Đây cũng là một tư duy cần lưu ý. Thực tế, để làm nông nghiệp công nghệ cao, ngoài cần quy mô lớn thì còn đòi hỏi phải đầu tư rất sâu về chất xám.
Vì vậy, “tới đây, TP sẽ quyết tâm thực hiện theo quy hoạch, như các vùng lúa tập trung chất lượng cao vừa qua được nhiều huyện đã làm tốt, tới đây TP sẽ tiếp tục quy hoạch để đẩy mạnh lên. Với khu công nghệ cao, TP tiếp tục quyết tâm để thực hiện lộ trình từ nay đến năm 2020 như theo quyết định phê duyệt quy hoạch”, ông Sửu khẳng định và cũng cho biết: Quyết định quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (Quyết định 1259 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 7/2011) và năm 2012 TP phê duyệt quy hoạch này, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện các quy hoạch thì có những chỗ bắt đầu có thay đổi, nên tới đây trong quy hoạch tới năm 2020, TP sẽ điều chỉnh trong lĩnh vực này.
Với các vấn đề khác như về chuỗi giá trị, Phó Chủ tịch nhấn mạnh: TP đang tích cực thực hiện, tập trung đẩy mạnh 60 chuỗi, từ sản xuất đến tiêu thụ. Đồng thời, TP đang tiếp tục kêu gọi hỗ trợ từ các nhà đầu tư. Như trong nuôi bò sữa, nhất là ở huyện Ba Vì, TP đang tập trung vào những khu rất lớn, kêu gọi các nhà đầu tư. “Nông nghiệp công nghệ cao cần có hỗ trợ chính sách của TP song quan trọng vẫn là vai trò của những doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trong năm 2018, chúng tôi cũng đề nghị HĐND TP điều chỉnh lại một số quy hoạch để phù hợp với thực tế hiện nay”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu nêu rõ.
UBND TP đã nghiêm túc, nỗ lực triển khai các Nghị quyết, kiến nghị của HĐND
Phát biểu kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nhận định, phiên chất vấn đã cơ bản hoàn thành các nội dung đặt ra với tinh thần thẳng thắn cầu thị. Các đại biểu đặt câu hỏi chất vấn về nhiều nội dung từ năm 2016 đến nay và đều đã được giải trình trực tiếp hoặc qua văn bản một cách đầy đủ, nghiêm túc.
Với việc lựa chọn 2 nhóm chất vấn tại hội trường gồm: quản lý đô thị và phát triển nông nghiệp, đã có 23 lượt đại biểu chất vấn với nhiều điểm mới. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên HĐND dành thời gian tái chất vấn các nội dung mà HĐND đã kiến nghị trong thời gian 1 năm bằng văn bản và lựa chọn những nội dung có chuyển biến chậm để đưa ra chất vấn trực tiếp tại hội trường. Trên hội trường cũng đã thay báo cáo bằng phóng sự hình ảnh, nội dung báo cáo được gửi tiếp đến đại biểu bằng văn bản.Thứ hai là phiên chất vấn có sự tham gia của nhiều đại biểu ở các lĩnh vực công tác nên phiên chất vấn có không khí mới, sôi nổi, có hiệu quả. Số đại biểu ngoài chuyên trách tham gia chất vấn chiếm 65%, trong khi kỳ trước mới có 40%.Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu kết luận |
Thứ ba, số đại biểu quận huyện tham gia trả lời chất vấn là nhiều nhất từ trước đến nay. Có 7 Chủ tịch UBND quận huyện (kỳ trước là 3 người), 9 Giám đốc sở đã tham gia trả lời chất vấn.
Qua những ý kiến trả lời, các đại biểu HĐND đánh giá, UBND TP đã nghiêm túc, nỗ lực triển khai các Nghị quyết, kiến nghị của HĐND tại các phiên chất vấn, giám sát của HĐND trong năm 2016. Thể hiện qua việc, các địa phương, sở ngành đã kịp thời ban hành nhiều văn bản, kế hoạch, phân công rõ người, rõ việc nhằm triển khai có hiệu quả công tác xử lý kiến nghị của HĐND trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết kiến nghị, các địa phương, sở ngành đã thành lập Tổ công tác chuyên trách giải quyết các kiến nghị, đặc biệt là giải quyết khó khăn cho DN.Trong quá trình thực hiện Nghị quyết của HĐND, UBND TP đã thường xuyên trao đổi về ác vấn đề phát sinh, trên cơ sở đó, kịp thời báo cáo với Thành uỷ và đề xuất các cơ quan trung ương có giải pháp đối với các kiến nghị của cử tri.Với sự nỗ lực, quyết liệt đổi mới của UBND TP, 38,9% kiến nghị của HĐND TP trong năm 2016 đã được triển khai có kết quả; hơn 40% kiến nghị đang được tiếp tục triển khai. Các đại biểu HĐND và qua tiếp xúc, Nhân dân TP đều nhận định, những vấn đề kiến nghị đã có chuyển biến tích cực. Đặc biệt lĩnh vực quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường đã có những kết quả rất rõ nét, đóng góp vào sự phát triển chung của TP.Tuy nhiên Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng nêu lên câu hỏi: “Vì sao sau 1 năm vẫn còn trên 40% kiến nghị đang triển khai và chưa có kết quả? Mặc dù cần phải có thời để giải quyết tồn đọng, tuy nhiên cần phải xem xét nguyên nhân và tìm ra giải pháp”.HĐND TP cũng thống nhất về những nguyên nhân dẫn đến tồn đọng các kiến nghị chưa giải quyết được. Đó là, dù TP đã có chỉ đạo bằng nhiều văn bản nhưng một số lĩnh vực, đặc biệt là quản lý đô thị còn diễn biến phức tạp là do chính quyền cơ sở, xã, phường chưa quyết liệt, chưa chuyển biến, vẫn để vi phạm tồn tại, tái diễn trên địa bàn mình.Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu, chính quyền cơ sở và các sở ngành, trong năm 2018, tập trung giải quyết dứt điểm các kiến nghị của HĐND. Thực hiện chi tiết hơn nữa công tác phân công, phân nhiệm, trên cơ sở tiêu chí rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm để thực hiện hiệu qủa công việc được giao.HĐND TP cũng nhấn mạnh đến việc làm rõ trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương, cơ sở không hoàn thành nhiệm vụ, để tồn tại hoặc tái diễn vi phạm trong các lĩnh vực, đặc biệt là trật tự và văn minh đô thị.“Đề nghị tăng cường vai trò, trách nhiệm của UBND, Công an phường, Tổ dân phố trong việc triển khai quản lý vỉa hè, giữ gìn vệ sinh môi trường. Các Tổ kiểm tra của TP cũng cần tăng cường áp dụng các biện pháp như kiểm tra đột xuất, phạt nguội qua camera để nâng cao hiệu quả quản lý đô thị” – Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.Trong lĩnh vực nông nghiệp, HĐND TP yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, yêu cầu mà HĐND TP đã đề ra để khuyến khích sản xuất nông nghiệp.Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng yêu cầu các Thường trực HĐND, các Ban và đại biểu HĐND tăng cường giám sát trên mọi lĩnh vực, cùng với UBDN TP thúc đẩy việc thực hiện nghiêm túc, thắng lợi các nhiệm vụ đề ra. Tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, đoàn thể, tổ chức các phong trào, chương trình giữ gìn vệ sinh môi trường.“Kỳ họp thứ 5 của HĐND kháo XV, nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã thành công tốt đẹp, đạt được nhiều kết quả tích cực” – Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định.