Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chế độ ăn để có cơ bắp và sức khỏe đỉnh cao

Chia sẻ Zalo

KTĐT - "Tôi thích bắt đầu một ngày mới bằng một ly sinh tố. Chỉ thêm một thìa canh Catie’s Organic Greens (chiết xuất rau hữu cơ), tôi có lượng vitamin và khoáng tương đương 7 phần rau xanh."

KTĐT - "Tôi thích bắt đầu một ngày mới bằng một ly sinh tố. Chỉ thêm một thìa canh Catie’s Organic Greens (chiết xuất rau hữu cơ), tôi có lượng vitamin và khoáng tương đương 7 phần rau xanh."

VĐV lướt sóng - ngôi sao truyền hình Mỹ Laird Hamilton (vai Sawyer-seri truyền hình “Mất tích”) tự hào với với dáng cơ bắp và sức khỏe luôn ở đỉnh cao của mình. Dưới đây là chia sẻ của anh về chế độ ăn uống trên tạp chí Sức khỏe Nam giới.

Điều đáng lưu ý là những lời khuyên của anh không chỉ hữu ích cho cánh mày râu mà đáng lưu tâm cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người đóng vai trò “cơm nước chợ búa” cho gia đình.

“Mọi người nghĩ hình thể tôi có được là nhờ tôi siêng năng luyện tập. Thực ra đó chỉ là một phần; phần còn lại quan trọng không kém đó là chế độ ăn của tôi. Tôi thích đồ ăn Nhật, đồ ăn Hawaii. Nói chung tôi thích đồ ăn nhưng không ăn vô tội vạ mà luôn ý thức, ăn vì sức khỏe, vì giữ gìn hình thể và cũng không quên, ăn là hưởng thụ. Tôi tự nhận mình là người “ẩm thực thông minh”. Đây là những nguyên tắc ăn uống tôi luôn cố gắng duy trì.

1. Bữa sáng “khởi động”

 

Tôi thích bắt đầu một ngày mới bằng một ly sinh tố. Chỉ thêm một thìa canh Catie’s Organic Greens (chiết xuất rau hữu cơ), tôi có lượng vitamin và khoáng tương đương 7 phần rau xanh.

 

Món sinh tố của tôi cực kỳ bổ dưỡng, thường gồm nước táo hoặc nước ép dâu (bất kỳ loại dâu nào), chuối, mâm xôi, bột sữa không béo… Tôi cũng bổ sung thêm vitamin C (dạng siro), dầu thực vật… Tóm lại một ly sinh tố cung cấp cho cơ thể tôi rất nhiều dinh dưỡng, lại dễ hấp thụ (vì thức ăn dạng lỏng bao giơ cũng dễ tiêu hơn). Một giờ sau, tôi đã sẵn sàng lao vào việc, dù đó là một ngày bận rộn đến thế nào.

 

2. Không ăn vô tôi vạ

 

Tôi không thích ăn khi không đói. Tôi muốn, khi ngồi vào bàn, cơ thể mình ở tình trạng “thèm khát”, và điều đó cũng có nghĩa, tôi thường không ăn vặt.

 

3. Nhai kỹ

 

Tôi luôn tự nhắc nhở mình cần phải ăn uống một cách có ý thức, phải biết tận thưởng những gì mình đang nhai vì đồ ăn là món quà của cuộc sống. Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta hàng trăm nghìn hương vị đặc sắc. Việc của chúng ta là khai thác và quý trọng chúng. Về phương diện khoa học, nhai kỹ rất có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ.

 

4. Ăn thực phẩm tự nhiên

 

Hãy quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm, nếu lá thực phẩm nhân tạo thì cần phải cân nhắc. Thành phần của những thực phẩm chế biến sẵn, như khoai tây chiên hay bim bim, thường đánh lừa cảm giác. Tôi kiên quyết không nạp cái gì mình không biết rõ vào cơ thể mình.

 

5. Ăn đa dạng

 

Thế giới ẩm thực rất phong phú, với hàng trăm hàng ngàn chất dinh dưỡng, khoáng, enzyme, acid béo, các chất chống oxy hóa v.v. Tất cả đều thiết yếu cho sức khỏe của bạn, không thể thiếu một yếu tố nào, vì mỗi loại cung cấp một cái gì đó đặc biệt cho từng tế bào trong cơ thể bạn. Vì thế, chế độ ăn của bạn càng đa dạng hóa, bạn càng khỏe mạnh. Khi đi mua thực phẩm, hãy lưu ý điều này và đừng bao giờ chỉ chọn từng ấy thứ như nhau mỗi lần vào siêu thị.

 

6. Thử nghiệm

 

Có vô vàn điều bạn có thể thử. Nnhững rau quả, hạt cốc, tảo biển mới lạ ngày càng dễ tìm. hơn. Như Cọ acai - mộtloại quả ở vùng Amazon thuộc Brazin, có lượng chất chống oxy hóa gấp 30 lần rượu vang đỏ. Hãy thử trộn loại quả này với chuối ăn kèm lúa mạch mật o­ng (Granola) cho bữa sáng. Hoặc lần tới ăn sushi, bạn hãy thử dùng kèm salad tảo thay vì edamame (đậu nành Nhật Bản). Diêm mạch (quinoa) tuy không phổ biến nhưng có dịp bạn đừng bỏ qua vì không giống các ngũ cốc khác, nó là một protein đầy đủ, nghĩa là nó chứa đủ 9 acid amin cần cho cơ thể.

 

7. Lắng nghe chính cơ thể mình

 

Thèm ăn, tham ăn mang một hình ảnh xấu, vì nó thường gắn với đồ ngọt; nhưng với tôi, đó là cách báo hiệu cơ thể đang tìm kiếm cái gì đó. Hãy lắng nghe cơ thể để biết thực sự cơ thể đang thèm khát cái gì. Nếu cơ thể tôi cần đường, tôi ăn hoa quả; như đu đủ, dứa, chứ không đụng đến kẹo hay bánh ngọt.

 

8. Đừng quá bủn xỉn với chuyện ăn uống

 

Nhiều người cho rằng mua thực phẩm chất lượng quá tốn kém, nhưng sau đó họ chạy ra siêu thị để mua về chiếc TV plasma to tướng; nghĩa là họ ăn uống tằn tiện để được xem một cái màn hình đẹp hay sao? Tôi không hiểu được logic đó.

 

Theo tôi, hãy nên cân đối ngân sách sao cho bạn có thể tiêu nhiều hơn cho việc mua thức ăn ngon và bảo đảm. Đặc biệt hãy lưu ý tới những thức dùng thường xuyên. Ví dụ, nếu ngày nào bạn cũng uống cà phê thì hãy chọn loại “chất” nhất có thể, hoặc dùng espresso (vì nó chứa ít caffeine hơn cà phê pha phin, lại cung cấp nhiều chất chống ôxy hóa hơn).

 

9. Bỏ qua tinh bột tinh chế

 

Cứ ăn bánh mỳ là tôi lại muốn đi ngủ. Nói chung, tôi tránh ăn đồ làm từ bột mỳ, tránh những món ăn nhiều tinh bột như khoai tây chiên, cơm và mì; rất hiếm khi tôi ăn bánh cuộn hay bánh kẹp. Và tôi luôn vẫn giữ cách của tôi như vậy.

 

10. Thực phẩm cũng phải là loại “phát triển bền vững”

 

Nếu bạn ăn thịt hoặc hải sản, hãy lưu ý các tính chất như: nuôi thả, ăn cỏ, hữu cơ hoặc đánh bắt tại địa phương… càng gần với thiên nhiên hoang dã càng tốt. Thật tiếc, một trong những món ưa thích nhất của tôi - cá ngừ - thuộc loại được cung cấp hạn hẹp; khi nào tìm được loại vây vàng (hay ahi) được đánh bắt bằng lưới hoặc câu là quá may mắn.

Những điều trên đây thực sự có hiệu quả với tôi, với sức khỏe của tôi. Còn bạn thì sao?