Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chen chân đi lễ Rằm tháng Giêng

KTĐT - Có câu “Lễ cả năm không bằng lễ Rằm tháng Giêng”, từ ngày 13 tháng Giêng, người người đã đổ về các đình, chùa, phủ... để cầu phúc, cầu an khiến các đền, chùa trở nên quá tải.
Đền, chùa đều quá tải

Đúng dịp Rằm tháng Giêng năm nay, thời tiết khá thuận lợi cho việc lễ chùa. Từ tối 23/2, hàng nghìn người dân Thủ đô đã đổ dồn về phố Tây Sơn dự lễ dâng sao giải hạn tại tổ đình Phúc Khánh.

Người dân Thủ đô đã đổ dồn về phố Tây Sơn dự lễ dâng sao giải hạn tại tổ đình Phúc Khánh. Ảnh: DT

Nhiều người đến tổ đình này rất sớm, khoảng 8 giờ những người đến sau khó có thể chen vào trong đặt lễ, thắp hương. Tại một số chùa lớn trên địa bàn Thủ đô như phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, chùa Hà, chùa Thánh Chúa, đền Quán Thánh… đều chật cứng người, khói nhang nghi ngút.

Ở ngoại thành, chùa Thầy (Quốc Oai), chùa Tây Phương (Thạch Thất), đình Mông Phụ và chùa Mía ở làng Việt cổ Đường Lâm (Sơn Tây), đình Tây Đằng ở thị trấn Tây Đằng (Ba Vì), chùa Trầm, chùa Trăm Gian (Chương Mỹ),… cũng tấp nập du khách thập phương đến lễ Phật từ sáng sớm. Đặc biệt, Rằm tháng Giêng cũng là ngày chính hội đền Và (Sơn Tây). Ngoài người dân quanh vùng vui hội, còn có khoảng hơn một vạn lượt khách thập phương, khiến nơi đây trở nên quá tải.

Các Phật tử đi lễ Rằm tại chùa Hà, Hà Nội.

Ở ngoại thành, chùa Thầy (Quốc Oai), chùa Tây Phương (Thạch Thất), đình Mông Phụ và chùa Mía ở làng Việt cổ Đường Lâm (Sơn Tây), đình Tây Đằng ở thị trấn Tây Đằng (Ba Vì), chùa Trầm, chùa Trăm Gian (Chương Mỹ),… cũng tấp nập du khách thập phương đến lễ Phật từ sáng sớm. Đặc biệt, Rằm tháng Giêng cũng là ngày chính hội đền Và (Sơn Tây). Cùng với người dân trong vùng, còn có khoảng hơn một vạn lượt khách thập phương đến lễ hội khiến số người và phương tiện lưu thông trênđịa bàn tăng đột biến.

Cơm chay “cháy hàng”

Trưa ngày 24/2, sau khi dâng hương lễ Phật cầu an, hầu hết mọi người đều chọn ăn chay để tỏ lòng thành. Tại chùa Tứ Kỳ, quận Hoàng Mai, ai cũng cố chen chân để xin nắm cơm chay của chùa.

Cũng vì thế, hầu hết các điểm bán đồ chay gần như “cháy hàng”. Lượng thức ăn được chuẩn bị gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với ngày thường mà vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu.

Theo một số nhân viên phục vụ tại các quán cơm chay Nàng Tấm (Trần Hưng Đạo), An Lạc (Hàng Cót), Khải Tường (Kim Mã)… dù đã chuẩn bị hơn 50 món ăn chay khác nhau nhưng chỉ sau hơn một giờ mở cửa, nhiều món đã được hết sạch.

Chị Lê Thị Lan Anh, 34 tuổi cho biết: “Tôi không thường xuyên ăn chay. Nhưng cứ vào ngày Rằm tháng Giêng tôi lại cùng người thân trong gia đình đi chùa và ăn chay cả ngày để tỏ lòng thành tâm và mong muốn một năm lao động mới có nhiều sức khỏe và may mắn”.

Đồ lễ được dịp tăng giá.

Được dịp “chặt, chém”

Rằm tháng Giêng nào cũng thế, tất cả các chùa, đình, đền dù to hay nhỏ đều tổ chức khóa lễ, nhà nhà làm cơm, dâng chút hương hoa thơm cúng tổ tiên. Điều này khiến giá cả một số loại hàng hóa, dịch vụ tăng đột biến. Các loại thực phẩm, rau xanh tăng giá từ 20 đến 50%. Các đồ cúng tăng “phi mã”. Nếu như thường ngày một cặp trầu cau chỉ có giá từ 2 đến 3 nghìn đồng thì ngày Rằm có giá từ 7 đến 10 nghìn đồng. Một cành hoa hồng có lộc, nụ có giá từ 8 đến 15 nghìn đồng. Đặc biệt, dịch vụ đổi tiền lẻ trước cổng các đền, chùa hốt bạc với tỷ lệ 7/10 hoặc 8/10 (tức là 100 nghìn đồng đổi được 70 hoặc 80 tờ tiền có mệnh giá 1 nghìn đồng).

Đốt vàng mã bừa bãi làm mất cảnh quan chốn linh thiêng.

Cùng với đó, dịch vụ trông giữ xe mọc lên nhan nhản, thi nhau “chặt chém” du khách. Nhiều hộ dân gần Tổ đình Phúc Khánh đã “khoanh” vỉa hè làm bãi giữ xe với giá từ 10 đến 20 đồng/xe máy, 50 đến 100 nghìn đồng/ô tô. Tại đền Quán Thánh, chùa Quán Sứ, chùa Trấn Quốc, chùa Hà và phủ Tây Hồ, ngày thường gửi xe máy chỉ 5 nghìn đồng nhưng ngày 13, 14 và Rằm tháng Giêng tăng lên từ 10 đến 20 nghìn đồng. Người người đi lễ, dịch vụ ăn theo xung quanh các đền, chùa vì thế đua nhau tăng giá, khiến những không gian thiêng trở nên xô bồ, lộn xộn.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ