Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chỉ báo tiêu cực đẩy giá dầu giảm tuần thứ 4 liên tiếp

Kinhtedothi - Nhiều chỉ báo tiêu cực như nguồn cung tăng, nhu cầu tiêu thụ giảm, cộng với lạm phát tăng cao và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến giá xăng dầu hôm nay có tuần giao dịch thứ 4 liên tiếp đi xuống.
Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 75,68 USD/thùng, giảm 2,73 USD/thùng trong phiên, trong khi giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 78,46 USD/thùng, giảm 2,78 USD/thùng.
Ảnh minh họa.
Sau khi trượt sâu trong tuần giao dịch từ ngày 8/11, giá dầu thô đã lấy lại đà tăng trong phiên giao dịch ngày 15/11 nhờ kỳ vọng gói cơ sở hạ tầng 1.200 tỷ USD của Mỹ được triển khai sẽ thúc đẩy mạnh đà phục hồi, tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, qua đó sẽ cải thiện nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu dầu thô.
Bên cạnh đó, việc các nước đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hoá, thúc đẩy việc kết nối các chuỗi cung ứng hàng hoá, chuỗi sản xuất toàn cầu sẽ làm gia tăng các nhu cầu năng lượng, trong đó có dầu thô, cũng hỗ trợ giá dầu hôm nay đi lên.
Giá ngày 15/11 còn được hỗ trợ mạnh bởi sự hoài nghi về khả năng tăng sản lượng khai thác của OPEC+ cũng như sản lượng dầu đá phiến của Mỹ.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 15/11, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2021 đứng ở mức 81,11 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 82,29 USD/thùng.
Tuy nhiên, ngày 16/11, lạm phát tăng cao và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến giá xăng dầu hôm nay có xu hướng giảm, trong đó dầu Brent mất mốc 83 USD.
Các chuyên gia nhận định, giá dầu ngày 16/11 có xu hướng đi xuống chủ yếu do lo ngại sức tiêu thụ dầu thô toàn cầu giảm, trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chịu áp lực lớn bởi lạm phát gia tăng và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Khi nhu cầu tiêu thụ dầu hạ nhiệt thì thị trường lại dấy lên những đồn đoán về khả năng chính quyền của Tổng thống Joe Biden có thể cân nhắc việc xả kho dầu dự trữ chiến lược nhằm giảm áp lực lạm phát.
Nguồn cung dầu thô cũng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Bên cạnh mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng của OPEC+ thì theo Rystad Energy, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ có thể đạt mức 8,68 triệu thùng/ngày vào tháng 12 tới, bằng với mức sản lượng trước đại dịch.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Năng lượng UAE Suhail al-Mazrouei cho biết tất cả các chỉ báo hiện nay đều cho thấy nguồn cung sẽ vượt nhu cầu tiêu thụ dầu thô vào quý I/2022.
Ngoài ra, giá dầu hôm nay còn chịu áp lực giảm giá bởi đồng USD mạnh hơn nhờ kỳ vọng Fed sẽ sớm thực hiện việc tăng lãi suất cơ bản đồng USD.
Các công trình dầu khí trên biển của Petrovietnam (ảnh minh họa). Ảnh Vương Thái
Đến ngày 17/11, áp lực kép từ nhu cầu tiêu thụ giảm và nguồn cung tăng đẩy dầu Brent bật tăng mạnh còn dầu WTI tiếp đà giảm nhẹ. Sang ngày 18, 19, 20/11 giá dầu tiếp đà lao dốc. Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, đến đầu giờ sáng 20/11 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2022 đứng ở mức 75,68 USD/thùng, giảm 2,73 USD/thùng trong phiên.
Còn giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 78,46 USD/thùng, giảm 2,78 USD/thùng.
Các chuyên gia phân tích, trong bối cảnh thị trường dầu thô được cảnh báo tình trạng tồn kho sẽ sớm tăng trở lại kéo theo giá dầu ngày 20/11 đồng loạt giảm mạnh.
Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng ngắn hạn (STEO), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, nhu cầu dầu thô hiện đang vượt sản lượng trong 5 quý gần đây, bắt đầu từ quý III/2020. Dự trữ dầu của các nước OECD cũng đã giảm 424 triệu thùng trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, EIA cảnh báo, tình trạng này sẽ thay đổi vào năm tới khi các kho dự trữ dầu của OECD đã bắt đầu tăng từ tháng 10/2021.
Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (Federal Trade Commission-FTC) xem xét hành vi của các công ty năng lượng, khi giá xăng ở Mỹ đang dao động quanh mức cao nhất trong 7 năm qua. Động thái này được đánh giá sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất ở Mỹ tìm cách hạ nhiệt giá xăng dầu.
Các hãng thông tấn CNBC, Reuters ngày 18/11 đưa tin, hôm thứ Tư (17/11), chính quyền Tổng thống Biden đã mở hơn 80 triệu mẫu Anh (acre) ở Vịnh Mexico để đấu thầu cấp phép khoan dầu và khí đốt - một thương vụ cấp phép dầu khí ngoài khơi lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bộ Nội vụ Mỹ ước tính, việc cấp phép này sẽ dẫn đến tăng sản lượng khai thác thêm 1,1 tỷ thùng dầu và 4,4 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên trong vài thập kỷ tới.
Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do đồng USD bật tăng, do thông tin Fed sẽ sớm thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất.
Bên cạnh đó, giá dầu hôm nay cũng đang chịu áp lực giảm giá bởi quyết định giải phóng kho dự trữ dầu thô của Trung Quốc.
Thời gian gần đây, thị trường dầu thô cũng ghi nhận sự cải thiện đáng kể từ phía cung, khi không chỉ OPEC+ mà cả các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ cũng đang nỗ lực tăng sản lượng khai thác. 
Như vậy, tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thô đã giảm khoảng 3%, xuống mức thấp nhất kể từ ngày 30/9.

 
 
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá lúa gạo hôm nay 11/4: gạo chợ lẻ tăng mạnh

Giá lúa gạo hôm nay 11/4: gạo chợ lẻ tăng mạnh

11 Apr, 07:13 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay tại thị trường trong nước đồng loạt tăng với cả mặt hàng lúa và gạo. Tại thị trường xuất khẩu, giá gạo tăng giảm trái chiều 1 USD/tấn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 9,9%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 9,9%

10 Apr, 02:40 PM

Kinhtedothi - Quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 8,8%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 14%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 18,3% và doanh thu dịch vụ khác tăng 12,5%.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ