Kinhtedothi – Năm học 2024 – 2025, Hà Nội phê duyệt 26.760 chỉ tiêu lớp 10 cho 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp– giáo dục thường xuyên và 46 trường nghề. Sở GD&ĐT cũng cung cấp địa chỉ cụ thể của các cơ sở giáo dục trên để phụ huynh, học sinh thuận lợi tìm hiểu, nghiên cứu.
Học viên trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân trong giờ học
Theo công bố của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2024 – 2025, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên của Hà Nội sẽ tuyển mới 259 lớp 10 với 11.540 học viên.
Chỉ tiêu lớp 10 của 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
Cùng với đó, Hà Nội cũng giao cho 46 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gồm các trường trung cấp, cao đẳng có dạy văn hóa cấp THPT) tuyển sinh 348 lớp 10 với 15.220 học viên.
Chỉ tiêu lớp 10 của 46 trường nghề
Như vậy, tổng số học sinh được tuyển vào hai loại hình trường này là 26.760 học sinh.
Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý: đối tượng tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là học sinh đã hoàn thành chương trình THCS tại địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. Phương thức đào tạo của loại hình trường này là giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp kết hợp học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT. Học sinh tốt nghiệp đủ điều kiện theo quy định sẽ được dự thi tốt nghiệp THPT để lấy kết quả xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Kinhtedothi – Năm học 2024 – 2025, Hà Nội tăng chỉ tiêu ở hầu hết các trường THPT chuyên, điều này giúp tăng cơ hội cho những học sinh có năng lực, muốn theo học trường chuyên.
Kinhtedothi – Không ít học sinh lớp 12 vẫn băn khoăn khi chọn ngành, chọn trường hoặc lo lắng không biết ngành mình chọn có bị lạc hậu trong vài năm tới hay không. Các chuyên gia đã gợi mở để học sinh tự đưa ra câu trả lời và có niềm tin vào chính mình.
Kinhtedothi- Đại học Bách khoa Hà Nội tạo ra công thức quy đổi điểm giữa các phương thức phục vụ công tác tuyển sinh đại học năm 2025 và cũng là đơn vị đầu tiên công bố phương thức quy đổi dự kiến.
Kinhtedothi – Trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025 của một số trường xuất hiện nhiều “tổ hợp lạ” khi tổ hợp xét tuyển không có môn cốt lõi của ngành học. Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường điều chỉnh xét tuyển để gắn giáo dục đại học với giáo dục phổ thông.
Kinhtedothi - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước nhiều thay đổi của kỳ thi cũng như công tác tuyển sinh đại học, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025”.