Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chia sẻ kinh nghiệm về “Cơ chế bảo hiến”

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật đã tổ chức hội thảo khoa học "Cơ chế bảo hiến - kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam". Đây là cơ hội để các nhà khoa học chia sẻ những bài học đối với Việt Nam trong quá trình tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Theo đại diện của trường Đại học Tổng hợp Bonn (CHLB Đức), thành phần của tòa án Hiến pháp của Đức gồm có 2 viện, mỗi viện có 8 thẩm phán. Mỗi một thẩm phán sẽ được bổ nhiệm trong 12 năm và không được bổ nhiệm lại. Quy định này nhằm bảo đảm các thẩm phán có đủ thời gian để thu thập, tích lũy chuyên môn, đồng thời việc không được bổ nhiệm lại để bảo đảm các thẩm phán sẽ đưa ra các phán quyết hoàn toàn độc lập, vô tư, không bị chi phối bởi bất cứ điều gì. GS.TS Thái Vĩnh Thắng (ĐH Luật Hà Nội) cũng nêu ra 4 sự lựa chọn gồm: Tòa án tư pháp, tòa án Hiến pháp, Hội đồng Hiến pháp, Quốc hội như hiện nay, đồng thời phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn của các mô hình.