Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chiêm ngưỡng bức tranh dân gian Đông Hồ “khổng lồ” tại Bắc Ninh

Kinhtedothi – Sáng 24/2, tại tỉnh Bắc Ninh, Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh tổ chức khai trương Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ (tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành).
Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ có tổng diện tích trưng bày trên 500m2 với hơn 1.000 tài liệu hiện vật được nghiên cứu, sưu tầm từ các gia đình nghệ nhân và Nhân dân địa phương.
Ấn tượng đầu tiên khi bước vào Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ là bức tranh em bé cưỡi trâu thể hiện khát vọng mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no.
Về tổng thể, không gian trưng bày được chia làm 3 phần. Phần 1 khái quát về bề dày lịch sử và tinh hoa văn hoá của làng Đông Hồ. Trong ảnh, du khách tham quan Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ.
Thông qua các hiện vật, hình ảnh, sơ đồ, câu trích giúp người xem nắm được gốc tích của làng tranh dân gian Đông Hồ.
Hiện vật được giới thiệu tại không gian trưng bày.
Phần 2 là những tư liệu, hình ảnh, hiện vật nói về giá trị, đặc trưng độc đáo của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Nội dung giới thiệu chất liệu làm tranh, kỹ thuật in ván khắc tạo nên những bức tranh dung dị với các chủ đề phong phú, gần gũi với đời sống hàng ngày.
Bộ tranh dân gian Đông Hồ được trưng bày.
Phần 3 có nội dung về công tác bảo tồn phát huy nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Du khách chụp ảnh lưu niệm tại Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ.
Nội dung của phần 3 làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước với việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá tranh dân gian Đông Hồ. Đặc biệt là chủ trương lập Hồ sơ đề nghị UNESCO đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Trưởng ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hữu Mạo cho biết, theo kế hoạch, đơn vị sẽ phối hợp với các công ty lữ hành, nghệ nhân địa phương thực hiện công tác bảo vệ di sản. Dự kiến, hàng tháng đơn vị tổ chức 4 buổi trình diễn loại hình nghệ thuật dân gian như: Múa rối nước, hát Trống quân, trình diễn ca trù, quan họ.
Tư liệu, hình ảnh, hiện vật được giới thiệu tại không gian trưng bày.
Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ được định hướng sẽ trở thành điểm kết nối, quảng bá các loại hình di sản không chỉ của Bắc Ninh mà cả những loại hình di sản của địa phương, quốc gia khác tới du khách.
Festival “Về miền Quan họ - 2023”

Festival “Về miền Quan họ - 2023”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ