Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chiêm ngưỡng “cổng trời” trăm tuổi trên đỉnh Đèo Ngang

Bùi Biền
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Di tích lịch sử Hoành Sơn Quan sừng sững, uy nghiêm, toạ lạc trên đỉnh Đèo Ngang, người dân bản địa vẫn quen gọi là “cổng trời”.

Hoành Sơn Quan thuộc xã Kỳ Nam (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) là một hùng quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, ranh giới giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Hoành Sơn Quan thuộc xã Kỳ Nam (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) là một hùng quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, ranh giới giữa Quảng Bình và Hà Tĩnh.
Người dân địa phương thường gọi di tích là "cổng trời" - nghĩa là điểm cao nhất của vùng đất này. Họ quan niệm lên đến Hoành Sơn Quan là có thể chạm tay đến bầu trời.
Người dân địa phương thường gọi di tích là "cổng trời" - nghĩa là điểm cao nhất của vùng đất này. Họ quan niệm lên đến Hoành Sơn Quan là có thể chạm tay đến bầu trời.
Theo lịch sử ghi chép, Hoành Sơn Quan được xây bằng gạch đá vào năm 1833 - dưới thời vua Minh Mạng nhằm kiểm soát người qua đường. Với đội quân xây dựng khoảng 300 người, do Bố Chính Trần Văn Tuân cai quản, được thực hiện hoàn thành trong 1 tháng. Sau khi hoàn thành luôn có 20 lính Quảng Bình thay phiên nhau túc trực, canh giữ.
Theo lịch sử ghi chép, Hoành Sơn Quan được xây bằng gạch đá vào năm 1833 - dưới thời vua Minh Mạng nhằm kiểm soát người qua đường. Với đội quân xây dựng khoảng 300 người, do Bố Chính Trần Văn Tuân cai quản, được thực hiện hoàn thành trong 1 tháng. Sau khi hoàn thành luôn có 20 lính Quảng Bình thay phiên nhau túc trực, canh giữ.
Sau này, Hoành Sơn Quan trở thành phòng tuyến, chiến địa quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Sau này, Hoành Sơn Quan trở thành phòng tuyến, chiến địa quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Công trình này có cửa vòm cao hơn 4m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hán “Hoành Sơn Quan”. Phần dẫn lên “cổng trời” hướng từ Hà Tĩnh là hàng ngàn bậc thang bằng đá, mỗi bậc dài khoảng 6m, rộng khoảng 0,4m và cao 0,2m.
Công trình này có cửa vòm cao hơn 4m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hán “Hoành Sơn Quan”. Phần dẫn lên “cổng trời” hướng từ Hà Tĩnh là hàng ngàn bậc thang bằng đá, mỗi bậc dài khoảng 6m, rộng khoảng 0,4m và cao 0,2m.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và dấu tích của chiến tranh, Hoành Sơn Quan giờ đây tuy không nguyên vẹn, rêu phong phủ kín nhưng vẫn sừng sững, uy nghiêm nơi đầu núi góc biển.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và dấu tích của chiến tranh, Hoành Sơn Quan giờ đây tuy không nguyên vẹn, rêu phong phủ kín nhưng vẫn sừng sững, uy nghiêm nơi đầu núi góc biển.
Ngày nay, Hoành Sơn Quan không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đứng từ “cổng trời” du khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra phía Bắc cả một vùng đất thuộc xã Kỳ Nam (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) rộng lớn. Ngược lại, phía Nam là xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).
Ngày nay, Hoành Sơn Quan không chỉ là một di tích lịch sử, mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đứng từ “cổng trời” du khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra phía Bắc cả một vùng đất thuộc xã Kỳ Nam (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) rộng lớn. Ngược lại, phía Nam là xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).
Nhiều du khách đặt chân đến Hoành Sơn Quan để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và kỳ quan mà ông cha ta đã dày công xây dựng. Ngoài ra, đây còn là một địa điểm tâm linh khá nổi tiếng, tương truyền đây là nơi Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế đầu tiên.
Nhiều du khách đặt chân đến Hoành Sơn Quan để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và kỳ quan mà ông cha ta đã dày công xây dựng. Ngoài ra, đây còn là một địa điểm tâm linh khá nổi tiếng, tương truyền đây là nơi Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng thế đầu tiên.
Mỗi khi đặt chân đến “cổng trời”, mọi người dễ dàng trông thấy một túp lều đơn sơ ngay bên cạnh di tích cổ. Đây là nơi sinh sống của cụ bà Nguyễn Thị Ngùy, gần 90 tuổi (quê ở xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Hơn 20 năm qua, một mình cụ tình nguyện đến nơi này trông nom, giữ gìn di tích cổ và nhang đèn, thờ cúng tại miếu thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh được lập trên đỉnh đèo.
Mỗi khi đặt chân đến “cổng trời”, mọi người dễ dàng trông thấy một túp lều đơn sơ ngay bên cạnh di tích cổ. Đây là nơi sinh sống của cụ bà Nguyễn Thị Ngùy, gần 90 tuổi (quê ở xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Hơn 20 năm qua, một mình cụ tình nguyện đến nơi này trông nom, giữ gìn di tích cổ và nhang đèn, thờ cúng tại miếu thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh được lập trên đỉnh đèo.
Do tình trạng xuống cấp của những bậc thang dẫn lên di tích, mới đây xã Kỳ Nam đã tiến hành tu bổ, nâng cấp để việc tham quan của du khách được dễ dàng, thuận tiện và đảm bảo an toàn.
Do tình trạng xuống cấp của những bậc thang dẫn lên di tích, mới đây xã Kỳ Nam đã tiến hành tu bổ, nâng cấp để việc tham quan của du khách được dễ dàng, thuận tiện và đảm bảo an toàn.
Hoành Sơn Quan là một chứng tích lịch sử đặc biệt, một điểm nhấn cho vẻ đẹp của dãy núi Hoành Sơn được hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình xếp hạng di tích lịch sử văn hóa của địa phương.
Hoành Sơn Quan là một chứng tích lịch sử đặc biệt, một điểm nhấn cho vẻ đẹp của dãy núi Hoành Sơn được hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình xếp hạng di tích lịch sử văn hóa của địa phương.