Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành NNPTNT

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1684/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chiến lược Hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030”.

Theo đó, Chiến lược có mục tiêu phát huy toàn diện vai trò hội nhập kinh tế quốc tế để tạo môi trường thuận lợi, tăng nguồn lực, mở rộng thị trường nhằm phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam bền vững, hiệu quả, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập người dân.

Về định hướng phát triển đối với ngành hàng thủy sản, Việt Nam hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu thủy hải sản lớn thứ 5 của thế giới.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Thị trường các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam có thể chia thành hai nhóm chính: Nhóm các nước Hoa Kỳ, Nhật, EU và các nước phát triển có yêu cầu vệ sinh ATTP và kỹ thuật khắt khe; và  Trung Quốc. Mỗi nhóm các thị trường nhập khẩu có những nét khác biệt tương đối rõ nét nên định hướng chiến lược hội nhập kinh tế cho mỗi nhóm thị trường này cũng khác nhau.

Cụ thể, nhóm các nước Hoa Kỳ, Nhật, EU và các nước phát triển: Tiếp tục đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa và gia tăng giá trị cho thủy sản. Tập trung xử lý các vấn đề rào cản thuế, phi thuế, kỹ thuật, công nhận lẫn nhau thông qua đàm phán song phương và đa phương dưới các hình thức thích hợp; đấu tranh chống mọi hành vi bóp méo thương mại và gây cản trở thương mại đối với thủy sản.

Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, đánh giá trữ lượng, đánh giá năng lực sản xuất, nghiên cứu và đánh giá thị trường và các thông tin cần thiết khác để đảm bảo tính minh bạch và dễ dự đoán của thị trường.

Đẩy mạnh tham gia các hội chợ thương mại để quảng bá các tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến của Việt Nam và hàng Việt Nam chất lượng cao. Củng cố vai trò kết nối và hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực thủy hải sản; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ngoài, các hiệp hội ngành hàng nước ngoài.

Đối với Trung Quốc: Đàm phán để kiểm soát buôn bán tiểu ngạch về lượng, chất lượng và giá cả, minh bạch hóa thông tin giữa 2 bên, chuyển dần buôn bán tiểu ngạch sang buôn bán chính ngạch; tiến đến xóa bỏ buôn bán tiểu ngạch. Phối hợp, thiết lập hệ thống thông tin, nghiên cứu thị trường cụ thể, minh bạch, kịp thời đặc biệt là những thông tin về nhu cầu và chính sách biên mậu. Thúc đẩy liên kết đầu tư, liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam với doanh nghiệp nhập khẩu của Trung Quốc để xây dựng chuỗi giá trị kết nối trực tiếp với nơi tiêu thụ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần