Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chiều 30 Tết: Đào, quất hạ giá không ai mua, tiểu thương ấm ức chặt bỏ

Kinhtedothi - Chiều 21/1 (tức 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần) thương lái bán đào, quất buồn tủi khi phải chặt bỏ những thành quả và công sức của mình làm ra. Hạ giá thì không ai mua, đến lúc chặt thì người dân nói "đừng chặt lãng phí, cho tôi".
Chiều 21/1 (tức 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần) tại những điểm bán hoa, cây cảnh như đường Lạc Long Quân, chợ Bưởi, Văn Cao... lượng người đi xem mua đào, quất vẫn tấp nập.
Theo ghi nhận của phóng viên, chiều 30 Tết vẫn rất đông người dân đi xem và mua đào quất. Vì tâm lý chung ngày cuối cùng giá sẽ rẻ hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó.
Không bán được đào vì giá quá thấp, nhiều thương lái đành ngậm ngùi bỏ lại những cành đào rồi dọn dẹp để về nhà đón Tết.
Thua lỗ vì buôn đào, anh Tân (tỉnh Lạng Sơn) cho biết: "Tôi mang đào từ Lạng Sơn xuống, hầu hết là những cành đào rừng. Giá trung bình nhập vào đã khoảng 600.000 đến 700.000 đồng/cành, những ngày đầu tôi bán giá khoảng từ 1 triệu cho tới 1 triệu 200 nghìn/cành. Đến thời điểm bây giờ bán hạ giá chỉ khoảng 250.000 đến 300.000 đồng/cành gọi là thu lại chút ít. Vậy mà 300.000 đồng còn bị chê đắt.
"Khi tôi quyết định thà chặt bỏ đi công sức lao động của mình còn hơn bán hạ giá tụt đáy, thì họ nói "đừng chặt lãng phí, cho tôi" - anh Tân cho hay.
Theo khảo sát của phóng viên, hiện các thương lái giảm giá sâu các loại cây cảnh trang trí như: Cây đào nhỏ chỉ còn khoảng 200.000 đồng đến 500.000/chậu, cành đào chỉ còn khoảng từ 150.000 đến 300.000 đồng/cành theo kích cỡ. Cây quất có giá từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Những cây to được vận chuyển về vườn để trồng tiếp cho vụ sau.
Chị Luyến (tỉnh Sơn La) cho hay: "Tôi xuống đây từ 23 tháng Chạp, năm nay buôn cả cây cả đào nghĩ sẽ đông người mua vì năm trước là dịch Covid-19. Vậy mà ngồi gần 1 tuần chẳng bán được là bao, tiền nhập cây và cành không thu lại được gốc mà còn gánh nợ vì thua lỗ".
"Giờ công sức bỏ ra, đem vứt thì tiếc mà mang về thì lại thêm tiền vận chuyển nên tôi cũng đành cắn răng chịu đựng bỏ đi" - chị Luyến chia sẻ.
Theo các thương lái, sở dĩ họ phải chặt bỏ vì người mua không có, cộng với việc giá đào bị trả quá thấp. Hơn nữa, nếu họ xả hàng bán rẻ sẽ tạo thói quen và khó buôn bán hơn trong những năm sau. Vì vậy, nhiều thương lái đành ngậm ngùi chặt những gốc đào của mình chứ không chấp nhận bán lỗ.
Chậu hoa cũng như các cây đào được chặt nhỏ để ngay bên vệ đường.
Nhiều thương lái cố trụ lại để bán "vớt" các cây cảnh còn lại mong gỡ lại được chút vốn.
Công nhân vệ sinh môi trường Tây Đô -  Urenco 5 đi thu gom các cây, cành đào thương lái vứt bỏ bên đường.

 

Nhộn nhịp phiên chợ quê cuối năm ở ngoại thành Hà Nội

Nhộn nhịp phiên chợ quê cuối năm ở ngoại thành Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ, chiến sĩ A80 tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Cán bộ, chiến sĩ A80 tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

07 Jul, 06:37 PM

Kinhtedothi - Trong quá trình luyện tập cho lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, mới đây, khối chiến sĩ dân quân tự vệ và khối chiến sĩ tác chiến không gian mạng đã có chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ những dấu ấn hào hùng của lịch sử dân tộc.

Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng ngày chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng ngày chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

01 Jul, 03:58 PM

Kinhtedothi - Hôm nay 1/7, trên khắp phố phường Hà Nội đều rực rỡ cờ hoa, pano, áp phích và các cụm tuyên truyền mang khẩu hiệu thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các xã, phường mới. Điều này đã tạo nên không khí hân hoan, tưng bừng khí thế vào bộ máy hành chính tinh gọn, phục vụ Nhân dân tốt hơn và tạo đà phát triển mạnh mẽ...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ