Trẻ sơ sinh vẫn "theo dõi" mẹ khi bé ngủ
Không có gì yên bình hơn khoảng khắc em bé ngủ, đặc biệt là khi đấy là thời gian duy nhất trong ngày bé không khóc và quấy mẹ. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ, mẹ sẽ nhận thấy một sự thật là: Trẻ sơ sinh tiếp tục nhìn trừng trừng vào mẹ, kể cả khi bé đang ngáy ngủ.
Ngay cả khi đôi mắt của bé đang nhắm nghiền thì ẩn trong đó, các nhãn cầu vẫn đang quay xung quanh và đôi môi của bé thỉnh thoảng vẫn chóp chép.
Ngủ với đôi mắt nửa đóng nửa mở là đặc trưng của trẻ sơ sinh. Sự thật là không ai biết rõ lý do vì sao các bé phải như vậy. Tuy nhiên theo các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra bời vì trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian trong giấc ngủ REM (Rapid eyes Movement – một khái niệm chỉ giấc ngủ nhưng mắt vẫn chuyển động – giai đoạn REM này hay tạo ra những giấc mơ cho trẻ sơ sinh). Trong khi người lớn chỉ có 20% giấc ngủ REM thì ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ này là 50%.
Chiều cao của trẻ khi lớn sẽ bằng chiều cao lúc 2 tuổi nhân 2
Chiều cao của một đứa trẻ khi 2 tuổi có thể giúp dự đoán chiều cao sau này của bé. Nhân đôi chiều cao này ta sẽ ra chiều cao của con khi bé trưởng thành. Đối với bé trai, con số này có thể cao hơn một chút và với bé gái sẽ thấp hơn một chút. Lý giải cho thông tin thú vị này là bởi hầu hết trẻ em 2 tuổi đã đạt mức tăng trưởng bằng một nửa so với khi lớn theo biểu đồ tăng trưởng chung. Sau 2 tuổi, trung bình các bé sẽ tăng khoảng 2cm mỗi năm cho đến tuổi dậy thì. Trong tuổi dậy thì các bé sẽ phát triển mạnh mẽ và thường hết năm lớp 9,10 sẽ kết thúc tăng trưởng chiều cao.
Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiều cao. Do đó khi bé lớn, mẹ cần theo dõi thường xuyên để đảm bảo con được phát triển đúng và đủ.
Thóp trẻ sơ sinh phập phồng như đang thở
Tất cả các bà mẹ đều biết thóp là nơi mềm yếu nhât của trẻ sơ sinh và rất cần được bảo vệ. Tuy nhiên hẳn rất nhiều chị em đều không nén khỏi kinh ngạc hay thậm chí là lo sợ khi tình cờ bắt gặp thóp bé phập phồng liên tục. Nếu đặt tay lên thóp trẻ sơ sinh một cách nhẹ nhàng, mẹ có thể cảm nhận được lực đập rộn ràng của nó.
Tuy nhiên, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và không có gì quá đáng lo ngại. Hiện tượng thóp phập phồng là do thóp là vùng não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc, giữa các lớp đó còn có các chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động cho bé. Thóp phập phồng có thể gặp ở các bé có thóp rộng.
Bài liên quan: Chiều cao con: 2 tuổi x2 bằng khi lớn
Thóp phập phồng không đáng lo nhưng nên đi khám bác sĩ vì có thể thóp của bé bị rộng quá so với tuổi, cần phải bổ sung thêm vitamin D và canxi. Thóp cũng có thể bị lõm thường gặp trong tình trạng mất nước
Bé nam từ nhỏ đã có thể “cương cứng”
Các mẹ đừng sốc nhé, đây là sự thật đấy. Bình thường các mẹ nghĩ con mình phải đến khi dậy thì mới “cương cứng” được. Nhưng đây hoàn toàn là sự thật. Bé nam dù mới sinh ra cũng đã có hiện tượng cương cứng vào buổi sáng khi mới ngủ dậy y hệt người lớn. Nguyên do là vì cơ thể bé đang cần điều khiển lại hệ thần kinh. Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp, các bé cũng cương cứng khi có biểu hiện muốn đi tiểu.
Trẻ sơ sinh biết đếm từ khi mới sinh
Các nhà tâm lý học ở Mỹ nhận thấy rằng ngay cả trẻ sơ sinh cũng có những khái niệm cơ bản về vật lý và toán một cách rất tự nhiên. Các bé có thể biết sự khác biệt giữa một, hai, ba và nhiều đối tượng khác, nhận ra sự khác nhau khi số lượng tăng lên hoặc giảm đi. Bé có thể không biết khái niệm trừu tượng về những con số, vậy nhưng bé sẽ thể hiện thái độ thay đổi, vui, buồn hoặc ngạc nhiên khi số táo ở trên bàn biến mất vài quả hoặc tự dưng trong phòng có thêm vài người lạ đến thăm.