Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chiều nay (26/6), hơn 1 triệu thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT

Kinhtedothi - 14 giờ chiều nay (26/6), hơn 1 triệu thí sinh cả nước, trong đó có gần 109.000 thí sinh Hà Nội đến các điểm thi để làm thủ tục dự thi, nghe phổ biến Quy chế thi tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

Trong buổi chiều nay, tất cả thí sinh phải có mặt tại điểm thi, phòng thi trên Giấy báo dự thi để nghe cán bộ coi thi hướng dẫn làm thủ tục dự thi.

Thí sinh đến điểm thi làm thủ tục dự thi và học tập quy chế thi tốt nghiệp.

Cán bộ coi thi hướng dẫn thí sinh xuất trình Giấy báo dự thi hoặc Căn cước công dân/Chứng minh Nhân dân để nhận Thẻ dự thi; đồng thời nhấn mạnh yêu cầu thí sinh phải mang theo Thẻ dự thi trong tất cả buổi thi.

Cán bộ coi thi tổ chức học tập Quy chế thi cho thí sinh, trong đó nhấn mạnh các Điều 14 (Trách nhiệm của thí sinh), Điều 54 (Xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi).

Cán bộ coi thi cũng phổ biến cho thí sinh lịch thi, quy định về hiệu lệnh trống; hướng dẫn về sơ đồ phòng thi, phòng chờ vào thi và phòng chờ thi xong cho thí sinh; nhắc thí sinh về việc thí sinh có thể thi ở các phòng thi khác nhau đối với mỗi bài thi; xem kỹ thông tin trên Thẻ dự thi để biết phòng thi, thời gian thi của các bài thi/môn thi đã đăng ký. 

Trong buổi chiều nay, cán bộ coi thi hướng dẫn thí sinh cách ghi SBD trên giấy thi, Phiếu trả lời trắc nghiệm; kiểm tra mã đề thi của tất cả môn thi trong bài thi tổ hợp phải giống nhau. Đối với thí sinh bắt đầu vào dự thi ở môn thi thành phần thứ hai hoặc môn thi thành phần thứ ba của bài thi tổ hợp phải có mặt tại phòng thi trước giờ phát đề thi 10 phút, nếu đến trước 15 phút phải tới phòng chờ vào thi.

Thí sinh hoàn thành bài thi của mình đã đăng ký ở môn thi thứ nhất hoặc môn thi thứ hai trong bài thi tổ hợp phải về phòng chờ thi xong, thí sinh phải đợi cho đến khi hết giờ làm bài của môn thi cuối cùng mới được rời khỏi điểm thi. Khi di chuyển đến phòng chờ và trong phòng chờ, thí sinh tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự các phòng thi khác và khu vực thi, không được sử dụng điện thoại di động hoặc bất cứ thiết bị liên lạc nào khác; chấp hành hướng dẫn của cán bộ giám sát/cán bộ coi thi. 

Đối với thí sinh thi 2 môn thi thành phần không liên tiếp, ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất, thí sinh phải dừng bút, nộp đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi; thí sinh phải ngồi nguyên vị trí, giữ trật tự, úp phần bài làm của Phiếu trả lời trắc nghiệm xuống mặt bàn và bảo quản Phiếu trả lời trắc nghiệm trong suốt thời gian chờ thi môn thành phần tiếp theo.

Trường hợp thí sinh trong phòng thi có yêu cầu sửa chữa sai sót các nội dung về: họ, đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, cán bộ coi thi hướng dẫn cho thí sinh khai phiếu yêu cầu sửa chữa sai sót; sau đó lập bảng tổng hợp thí sinh yêu cầu sửa chữa sai sót trong Phiếu đăng ký dự thi nộp cho trưởng điểm thi.

Theo Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT quốc gia, đề thi tốt nghiệp THPT thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “tối mật”. Mỗi thí sinh phải nâng cao nhận thức của mình, không vi phạm quy chế thi, không mang thiết bị di động vào phòng thi.

Khi đến điểm thi, thí sinh phải để tư trang cá nhân, vật dụng không được phép mang vào phòng thi tại khu vực quy định. Để tránh sai sót đáng tiếc, tốt nhất thí sinh chỉ mang đến điểm thi những vật dụng được phép mang vào phòng thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 sẽ chính thức diễn ra vào 27 - 28/6.

Lịch thi tốt nghiệp THPT 2024.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

Thấu hiểu bản thân để chọn ngành phù hợp

01 Apr, 04:08 PM

Kinhtedothi – Không ít học sinh lớp 12 vẫn băn khoăn khi chọn ngành, chọn trường hoặc lo lắng không biết ngành mình chọn có bị lạc hậu trong vài năm tới hay không. Các chuyên gia đã gợi mở để học sinh tự đưa ra câu trả lời và có niềm tin vào chính mình.

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

Các trường cần xem xét, điều chỉnh “tổ hợp lạ”

30 Mar, 09:04 AM

Kinhtedothi – Trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025 của một số trường xuất hiện nhiều “tổ hợp lạ” khi tổ hợp xét tuyển không có môn cốt lõi của ngành học. Đại diện Bộ GD&ĐT đề nghị các nhà trường điều chỉnh xét tuyển để gắn giáo dục đại học với giáo dục phổ thông.

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025: “Gỡ rối” trước kỳ thi THPT

29 Mar, 10:14 PM

Kinhtedothi - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trước nhiều thay đổi của kỳ thi cũng như công tác tuyển sinh đại học, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp 2025”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ