Trong ngày làm việc thứ hai, Chính phủ đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng, Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), định hướng sửa đổi Bộ Luật dân sự năm 2005 và định hướng xây dựng các Dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Luật Hôn nhân và gia đình. Dành thời gian thảo luận Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) gồm 19 chương và 165 điều, tăng thêm 4 chương và 29 điều so với luật hiện hành, nhiều ý kiến cho rằng, việc xây dựng dự án Luật là rất cần thiết để khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; bổ sung nội dung mới liên quan đến tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, an ninh môi trường; coi trọng công tác phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường... nhằm phát triển bền vững. Về định hướng xây dựng Dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, các thành viên Chính phủ cho rằng, dự án Luật phải tạo khung pháp lý đầy đủ, cụ thể đối với hoạt động đầu tư vốn và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Trong đó, phân định rõ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của chủ sở hữu Nhà nước theo đúng mục tiêu, định hướng về sắp xếp và phát triển doanh nghiệp Nhà nước... Nhiều ý kiến cũng tập trung làm rõ hơn quy định về vai trò chủ sở hữu Nhà nước; vốn Nhà nước; quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; tiền thu lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ…
Tin đọc nhiều

Lãnh đạo Quảng Nam chia sẻ về khả năng tái sáp nhập với Đà Nẵng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ và 7 lãnh đạo sở xin nghỉ hưu sớm

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh: năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng 8%

Xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) với Hà Nội
