Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Trung tâm tài chính tại Việt Nam

Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 5/3/2025 về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính tại Việt Nam.

Việc xây dựng, vận hành và phát triển Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế có tính cạnh tranh tại Việt Nam sẽ góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cụ thể, Chính phủ quyết nghị thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính tại Việt Nam theo đề nghị của Bộ Tài chính. 

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng tiếp thu đầy đủ, hợp lý ý kiến các thành viên Chính phủ, ý kiến của các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, tiến độ báo cáo theo yêu cầu; bảo đảm tuân thủ đúng kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 47-TB/TW ngày 15/11/2024, quyết nghị của Chính phủ tại Nghị quyết số 259/NQ-CP ngày 31/12/2024; chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại các văn bản có liên quan; chịu trách nhiệm về các nội dung báo cáo, kiến nghị.

Việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính tại Việt Nam là hết sức cần thiết 

Theo Bộ Tài chính, hiện nay, Việt Nam đang là điểm sáng về phát triển và tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nằm trong số những thị trường dẫn đầu về tỷ lệ áp dụng các công nghệ tài chính tương lai, có thể tạo được lợi thế cạnh tranh, hình thành các sản phẩm “đặc thù” cho Trung tâm tài chính ở Việt Nam.

Việt Nam đang dần hội tụ các yếu tố cần thiết để phát triển thị trường tài chính hiện đại, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính có khả năng liên kết với các Trung tâm tài chính trong khu vực và trên thế giới.

Vì vậy, việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính tại Việt Nam là hết sức cần thiết để hình thành Trung tâm tài chính khu vực, quốc tế thành công; giúp Việt Nam kết nối thị trường tài chính toàn cầu; thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài, tạo ra nguồn lực đầu tư mới, thúc đẩy nguồn lực đầu tư hiện hữu; tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế.

Đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường tài chính Việt Nam hiệu quả, bắt kịp chuẩn mực quốc tế; góp phần phát triển bền vững kinh tế đất nước, nâng cao vai trò, vị thế, uy tín và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ đó, bảo đảm quốc phòng an ninh, nhất là trong lĩnh vực tài chính từ sớm, từ xa và góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đột phá từ trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Đột phá từ trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ