Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó

Theo baochinhphu.vn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 8/10, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm: "Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó".

Từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và hoành hành, giống như nhiều quốc gia trên thế giới, trong hơn 2 năm qua, Việt Nam đã trải qua các đợt bùng phát dịch bệnh, mỗi đợt là một cao điểm phòng chống dịch. Dịch bệnh đã tác và tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội của đất nước, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ở mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm, Chính phủ luôn quan tâm, đồng hành, tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động doanh nghiệp qua việc trân trọng lắng nghe, tiếp thu ý kiến đề xuất; đề ra các định hướng, chỉ đạo nhiệm vụ; chủ động xử lý các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp... Trong những ngày cao điểm chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần khẳng định sẵn sàng đối thoại và làm việc với bất kỳ hiệp hội doanh nghiệp nào để xử lý các vấn đề đặt ra. Đến nay, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, kinh tế - xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam dự kiến cao vượt mục tiêu và cao nhất trong khu vực.

Với tinh thần "cùng đồng cam cộng khổ", nhất là trong những tháng ngày cao điểm mà đại dịch Covid-19 hoành hành, các doanh nghiệp đã luôn phát huy được tinh thần năng động, sáng tạo; chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh, biến "nguy" thành "cơ" để duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong mọi điều kiện và hoàn cảnh.

Các doanh nghiệp đã thực sự phát huy được vai trò động lực của mình, như những "tế bào" trong nền kinh tế để hấp thụ vốn tín dụng, nguồn lực, sản sinh ra hàng hóa, của cải vật chất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng vào việc kiểm soát dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua và sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong dài hạn.

Đến nay, lời tri ân đối với doanh nghiệp nhân Ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) và cũng là dịp để nhìn lại những thời khắc khó khăn khi cả dân tộc phải gồng mình chống dịch trong những đợt cao điểm dịch bệnh bùng phát vừa qua; ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn của doanh nghiệp cũng như đóng góp của doanh nghiệp đối với đất nước, hôm nay, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm: "Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó" với sự tham dự các vị khách mời là các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp để cùng cùng phân tích, chia sẻ về sự đóng góp của doanh nghiệp đối với nền kinh tế; sự hỗ trợ, đồng hành của Chính phủ, các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp; những khó khăn,vướng mắc mà doanh nghiệp đang cần xử lý, xem xét; những kiến nghị, đề xuất cụ thể của doanh nghiệp;...

Tham dự Tọa đàm có các vị khách mời:

- Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công

- Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên

- Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm TGĐ ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank)

- Ông Hồ Thanh Tùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC.

Đồng hành khăng khít, kề vai sát cánh

Là cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, xin Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công chia sẻ về sự đồng hành của Chính phủ, các cơ quan chức năng trong hoạt động doanh nghiệp và sự đóng góp của doanh nghiệp đối với nền kinh tế thời gian qua, nhất là trong giai đoạn cao điểm phòng chống dịch?

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Trong giai đoạn đại dịch Covid-19, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đã đồng hành khăng khít, kề vai sát cánh vượt khó. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Trong giai đoạn đại dịch Covid-19, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đã đồng hành khăng khít, kề vai sát cánh vượt khó. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Nói về sự đồng hành của Chính phủ và các cơ quan với cộng đồng doanh nghiệp, xin nói rất ngắn gọn, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch Covid-19, đó là sự đồng hành khăng khít, kề vai sát cánh của Chính phủ cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Chúng ta nhớ lại thời gian đó, đại dịch đang bùng phát ở Việt Nam và mỗi ngày VCCI nhận được hàng trăm phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp, đại sứ quán các nước nơi có doanh nghiệp FDI của họ ở Việt Nam. VCCI cũng đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triệu tập Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp toàn quốc, giao VCCI, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Văn phòng Chính phủ triển khai. Đây là hội nghị lớn, quy mô toàn quốc, cả 63 tỉnh thành, có cả Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh tham dự. Đây là "cuộc giải vây ngoạn mục" cho doanh nghiệp trong vòng vây của dịch Covid-19 lúc bấy giờ.

Chính phủ đã thể hiện sự quyết liệt, kịp thời, sáng tạo và đặc biệt lắng nghe các doanh nghiệp, đã có 3 quyết sách rất lớn. Một là chuyển chiến lược phòng, chống dịch từ zero-Covid sang thích ứng, linh hoạt và chúng ta ứng phó với dịch, sống cùng với dịch.

Thứ hai là đã tổ chức tiêm vaccine trong cả nước rất kịp thời.

Thứ ba là có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển hậu Covid-19.

Đấy là những chính sách rất lớn, giúp doanh nghiệp bảo toàn lực lượng, không bị đứt gãy trong sản xuất. Chúng ta cũng có một giai đoạn ngắn nhưng so với thế giới, Việt Nam chúng ta làm rất tốt, sự đứt gãy là không lớn. Do đó việc phục hồi sẽ rất nhanh và sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể phục hồi tốt, chiếm được vị trí mới trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.

Về phía doanh nghiệp trong sự đồng hành này, chúng ta cũng phải ghi nhận tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần dân tộc cao, đặc biệt là bản sắc của doanh nhân Việt Nam, sáng tạo, năng động, đã đồng hành với Chính phủ, chia sẻ những khó khăn, đóng góp các nguồn lực lớn cho hoạt động phòng, chống dịch, Quỹ vaccine cho đến các nguồn lực về vật chất, con người, tổ chức "3 tại chỗ", duy trì sản xuất, kinh doanh, việc làm cho người lao động, ổn định xã hội. Tôi cho rằng sự đồng hành vừa qua là rất tuyệt vời, kề vai sát cánh.

Thế vững, đà tốt và lực không bị yếu đi

Qua những ý kiến của Chủ tịch VCCI, chúng ta thấy được Chính phủ đã lắng nghe để cho ra những chính sách điều tiết kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đã nỗ lực  góp phần trong việc phục hồi kinh tế của đất nước, ông có thể nhận xét thêm về vấn đề này dưới góc nhìn của mình?

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: Bám sát được nền kinh tế để đưa ra các quyết sách phù hợp ở thời điểm đó là rất tuyệt vời. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: Bám sát được nền kinh tế để đưa ra các quyết sách phù hợp ở thời điểm đó là rất tuyệt vời. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: Đây là câu chuyện hai chiều, chúng ta vừa trải qua một thời kỳ khốc liệt, thử thách không chỉ Chính phủ mà còn đối với doanh nghiệp. Để vượt qua, phải có sự phối hợp giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Chúng ta thấy rằng Chính phủ đã làm rất tốt việc của mình. Thủ tướng Chính phủ đã "tham chiến" trực tiếp, đã vào các ổ dịch để cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nối được các chuỗi sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam với thế giới vì nguy hiểm nhất của nền kinh tế là đứt chuỗi. Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành đã vào trung tâm dịch lớn nhất và cũng là trung tâm sản xuất lớn nhất để giữ được mạch sản xuất. Rõ ràng đấy là đồng hành thật sự. Đi liền với đó là chính sách. Bám sát được nền kinh tế để đưa ra các quyết sách phù hợp ở thời điểm đó là rất tuyệt vời.

Về phía doanh nghiệp, trong tình thế khó khăn thì chắc chắn trước tiên là phải tuân thủ chính sách, điều chỉnh chính sách để tuân thủ, giống như tình huống chiến tranh không tuân thủ thì phải kỷ luật. Chúng ta thấy các doanh nghiệp đều nỗ lực tuân thủ chính sách trong tình huống đấy, bảo đảm kỷ luật hành động. Có thể có những điểm chệch choạc không tránh khỏi nhưng về cơ bản các doanh nghiệp đã đảm bảo đội hình hoạt động rất tốt.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hành động để cứu mình trên nền tảng xã hội chung. Như anh Công nói, chúng ta thấy rất rõ sự đóng góp của doanh nghiệp cho chống dịch chứ không phải chỉ hành vi kinh tế, phải nói là những hy sinh, đóng góp rất lớn. Cái này cũng là sự phối hợp tuyệt vời với Chính phủ để chúng ta đảo ngược chính sách từ chỗ truy vết bệnh nhân để chữa trị từng người sang chế độ vaccine và trên cơ sở đó tạo ra lòng tin. Đến khi dịch đã bớt đi, chúng ta thấy tinh thần hào hứng của doanh nghiệp trỗi dậy. Cái đấy phù hợp, đồng nhịp với cách làm của Chính phủ là phục hồi và phát triển chứ không phải là phục hồi không. Việc này tạo ra đà, thế mới cho nền kinh tế.

Cho đến giờ, câu chuyện khó khăn vẫn còn tiếp diễn ở những khía cạnh khác. Rõ ràng giai đoạn khó khăn vừa qua, cả Chính phủ và doanh ngiệp đưa ra bài học rất tốt cho sự phát triển. Bàn về hành động, chúng ta thấy rằng chính việc giữ được cho nền kinh tế Việt Nam tốt như bây giờ: Thế vững, đà tốt và lực không bị yếu đi quá mức và thậm chí còn có thế mạnh lên; ba thứ đà, thế và lực cho thấy các bài học rất tốt cho chúng ta trong gian đoạn tới. 

Giai đoạn vừa qua, phải nói là một sự trải nghiệm vô cùng khó khăn, vất vả với các doanh nghiệp. Ông/bà có thể sẻ chia những khó khăn mà doanh nghiệp mình đã phải đối mặt và cách thức vượt qua những khó khăn ấy như thế nào? Trước tiên xin mời bà Diễm!

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Trong khó khăn, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quyết sách vô cùng tuyệt vời. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Trong khó khăn, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quyết sách vô cùng tuyệt vời. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Phải nói trong thời gian qua, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Sacombank là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù. Chúng tôi nhận thấy có 2 khó khăn chính nổi lên.

Thứ nhất là chuỗi cung ứng đứt gãy, các chi phí phục vụ cho các doanh nghiệp tăng rất cao. Trong dịch Covid-19, nguồn lực lao động bị ảnh hưởng rất lớn, rồi lạm phát, nền kinh tế suy giảm, doanh nghiệp thiếu hụt nguồn tiền cũng như như tính thanh khoản, cung cầu của nền kinh tế bị ảnh hưởng rất lớn, rồi một số rào cản pháp lý thực sự khó khăn. Covid như vậy, người dân dịch chuyển các hành vi chuyển sang giao dịch mua sắm trực tuyến. Trong bối cảnh như thế, các doanh nghiệp rất khó khăn.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, chúng tôi phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa phải chống dịch vừa phải vận hành doanh nghiệp của mình, vừa phải đồng hành cùng nền kinh tế. Chúng tôi vừa phải duy trì lãi suất kinh doanh, vừa phải duy trì miễn giảm phí, giảm lãi theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và chúng tôi phải đảm bảo tính thanh khoản ổn định duy trì suốt mùa dịch.

Trước những khó khăn đó, chúng tôi cho rằng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quyết sách vô cùng tuyệt vời. Như anh Thiên có nói, chúng tôi luôn luôn tuân thủ triển khai chính sách của NHNN và Chính phủ đưa ra.

Chính vì vậy, trong giai đoạn khó khăn vừa qua, ngành ngân hàng chúng tôi luôn luôn ổn định thanh khoản, nâng cao năng lực điều hành, quản trị để thích ứng nhanh với sự thay đổi, chăm lo tốt đời sống của cán bộ công nhân viên để vận hành hệ thống thanh khoản được tốt, thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp xu thế.

Ông Hồ Thanh Tùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Hồ Thanh Tùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

CMC cũng gặp khó khăn nhất định và DN đã vượt khó thế nào, thưa ông Hồ Thanh Tùng?

Ông Hồ Thanh Tùng: Như anh Thiên đã nói, đó là tình huống khẩn cấp trong thời gian đại dịch, thời gian giãn cách tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trải nghiệm thực sự rất khó khăn đối với chúng tôi và doanh nghiệp. Điều chúng tôi lo lắng nhất chính là sự an toàn của cán bộ nhân viên. Đã có nhiều trường hợp rất đau lòng trong thời điểm đó. Tập đoàn đã có những chiến lược, kế hoạch để giúp đỡ cho cán bộ công nhân viên ngay trong thời gian khó khăn nhất và trong vùng dịch, ví dụ chương trình hỗ trợ hoặc những chương trình chuẩn bị cho trường hợp dịch có thể bùng phát mạnh hơn cũng như cách mà Tập đoàn có thể làm, đối phó.

Đối với Tập đoàn CMC chúng tôi may mắn đã có những quyết định trước, chuẩn bị trước các tình huống để cho khối các dịch vụ. Tập đoàn đã có kế hoạch theo các cấp độ 1 đến cấp độ 4 và nếu chúng tôi bị lock-down hoàn toàn thì sẽ có phương án sản xuất như thế nào, hay phương án lock down một phần. Tất cả những chương trình đấy chúng tôi đã lên kế hoạch trước, có quy trình đi theo để làm sao trong tất cả các phương án, các hoạt động của Tập đoàn vẫn tiếp tục xuyên suốt.

Một trong những điểm chúng tôi chịu trách nhiệm là không chỉ sản xuất kinh doanh mà Tập đoàn còn chịu trách nhiệm bảo toàn hệ thống CNTT quốc gia. Tất cả các doanh nghiệp, các ngân hàng là khách hàng của chúng tôi đều phải được đảm bảo hệ thống hoạt động. Trong thời điểm mọi người làm việc ở nhà thì CMC có 1/3 cán bộ vẫn phải có giấy phép ra đường, vẫn phải đến các trung tâm dữ liệu để đảm bảo các hệ thống viễn thông cũng như công nghệ thông tin. Bất cứ yêu cầu liên quan đến các hệ thống trục trặc hay CNTT của bộ, ngành, Chính phủ hay của ngân hàng, chúng tôi chắc chắn phải cử cán bộ đi xử lý các tình hướng để đảm bảo cho hệ thống an toàn nhất. Cũng như nhu cầu thời gian đó, toàn bộ hệ thống thông tin phục vụ chống dịch là một trong những yêu cầu mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ yêu cầu các tập đoàn công nghệ tại Việt Nam phải sẵn sàng hỗ trợ. Chúng tôi thậm chí phải lấy máy tính cũ mang ra phòng chống dịch để giúp đỡ bởi thời điểm đó đứt gãy sản xuất toàn cầu. Việc có hệ thống thông tin, các hệ thống máy mới, các hệ thống routers của các hãng là cực kỳ khó khăn. Đấy là những gì chúng tôi mong muốn được chia sẻ với tất cả mọi người.

Ngay khi dịch bệnh được cơ bản kiểm soát vào cuối năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 ngày 11/10/2021 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành khá đồng bộ các cơ chế, chính sách, trong đó có giải pháp về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ DN. Quý vị đánh giá như thế nào về nỗ lực của Chính phủ trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và ý nghĩa, tác động của các chính sách này đến hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung? Trước tiên xin mời Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công!

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công và chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công và chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Hôm nay, chúng ta nhìn lại coi như tròn 1 năm Nghị quyết 128 ra đời, một năm hết sức khó khăn. Cộng đồng doanh nghiệp rất cảm ơn Chính phủ cầu thị, rất lắng nghe, rất quyết liệt, rất kịp thời.

Trong đó, nổi bật lên là sự cố gắng vượt bậc. Chính phủ đã "tả xung hữu đột" trong đại dịch, đặc biệt là Chính phủ "lăn xả" và kịp thời có quyết sách và giải pháp cho doanh nghiệp, ban hành rất kịp thời, đúng lúc và rất trúng cho doanh nghiệp. Đây là việc rất đáng ghi nhận trong giai đoạn vừa qua. Chúng ta thấy sự sáng tạo, kịp thời trong các giải pháp chưa từng có tiền lệ. Nhờ đó, cả Chính phủ cũng như doanh nghiệp đã "biến nguy thành cơ" rất thành công: Kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp phát triển và phục hồi rất tốt, rất nhanh sau khi kiểm soát được dịch.

Một điểm nữa tôi muốn nêu trong nỗ lực của Chính phủ, đó là tinh thần rất lắng nghe, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh. Thủ tướng liên tục có các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp, lắng nghe phản ánh, từ đó có quyết sách kịp thời.

Chính nhờ quyết sách ấy và sự quyết liệt của Chính phủ đã giúp bảo toàn năng lực cho doanh nghiệp hiện nay không đổ vỡ quá nhiều trong đại dịch vừa rồi. Các quyết sách đã hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, hỗ trợ người lao động, hỗ trợ đào tạo lại cho lao động trong doanh nghiệp; cả chính sách thuế, giảm thuế. Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, chớp lấy cơ hội khi chuỗi sản xuất toàn cầu bị đứt gẫy, có khoảng trống thì doanh nghiệp Việt Nam kịp thời điền vào chỗ trống, giành được vị trí, từ đó sản xuất, xuất khẩu của chúng ta mới tăng trưởng nhanh. Chúng ta thấy, kết quả là quý III tăng trưởng lớn.

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên bổ sung gì thêm từ góc nhìn của mình?

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: Trước hết, tôi thấy ý kiến của anh Phạm Tấn Công rất xác đáng. Tôi bổ sung mấy ý như thế này, có lẽ chúng ta nên lưu ý Nghị quyết 128 có sự đặc biệt là Nghị quyết về phục hồi và phát triển chứ không chỉ phục hồi không. Các nước thông thường chỉ phục hồi nhưng chúng ta "máu lửa" hơn, mặc dù còn yếu nhưng xác định là phát triển. Chỗ này nói lên quyết tâm rất cao của Chính phủ, khát vọng phát triển của đất nước, nhân lúc này để phát triển đất nước. Tôi đánh giá rất cao cách tiếp cận về phát triển, về cải cách của Chính phủ trong lúc này.

Thực hiện tất nhiên là rất khó, chúng ta lại phải bàn làm sao thực hiện cho tốt. Nỗ lực của Chính phủ trong chuyện đó như thế nào? Đúng là lúc khó thì phải lo phục hồi, giảm cái khó đi. Như anh Hồ Thanh Tùng có nói là cùng với doanh nghiệp đã có hỗ trợ xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp. Tóm lại, một là giúp cho xã hội chống dịch, dịch nguy hiểm hàng đầu thì phải tập trung chống dịch, doanh nghiệp cũng tập trung chống dịch. Đó là sinh tồn, chủ trương đó hoàn toàn xác đáng.

Bên cạnh đó, điểm này trong lúc chống dịch ít được chú ý, nhưng thực ra chúng tôi rất để ý, là cách tổ chức nền kinh tế trong doanh nghiệp làm sao bảo đảm sự thông mạch.

Những bài học rất sơ đẳng như vậy cho nền kinh tế thị trường có ý nghĩa rất quan trọng, tức là sống chết gì cũng cần bảo đảm thông mạch cho nền kinh tế. Thứ hai là phải bảo đảm thông tiền cho nền kinh tế. Thông hàng và thông tiền cho nền kinh tế thị trường là hai điều kiện sống còn. Năm 2021, Chính phủ rút ra được bài học rất thấm thía, cho nên lo được cả hai việc: Thông hàng và thông tiền. Kinh tế thị trường rất quan trọng ở chỗ đó.

Đến bây giờ, bài học đó vẫn được rút ra, làm sao để thông tiền. Bởi vì sau hai năm tiền hàng "khô" hết cả. Thông tiền là câu chuyện cực kì khó khăn, nền kinh tế thị trường làm sao cần tiếp tục gỡ.

Khi họp Chính phủ gần đây đặt ra vấn đề tái cấu trúc thị trường tài chính của Việt Nam, làm sao để tiền đầu tư công bơm ra được cho nền kinh tế. Tới đây phải tập trung quyết liệt vào chỗ này. Thứ hai, cấu trúc thị trường tài chính, trăm sự đổ vào ngân hàng là chỗ ngắn hạn, như thế rất là gay. Còn thị trường cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp phải làm sao phát triển phù hợp, thông suốt để đỡ gánh nặng. Chỗ này Chính phủ đã có tiếp cận rất mạnh, còn phải thảo luận và chỉnh sửa nhưng chắc chắn cách đặt vấn đề về thể chế đặt ra tương đối toàn diện để một mặt giữ cho nền kinh tế ổn định vĩ mô, mặt khác tạo động lực tăng trưởng mới. Chúng ta sẽ bàn sâu và chắc chắn sự tham dự của doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn lớn, có giá trị thực tế rất cao. 

Ông Hồ Thanh Tùng và bà Nguyễn Đức Thạch Diễm chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Hồ Thanh Tùng và bà Nguyễn Đức Thạch Diễm chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian qua, kinh tế thế giới có nhiều biến động theo hướng bất lợi đối với nền kinh tế, các thông điệp và giải pháp của Chính phủ về ưu tiên ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế có ý nghĩa như thế nào với hoạt động của các doanh nghiệp? Và cũng dưới góc độ doanh nghiệp, điểm nghẽn lớn nhất cần tháo gỡ hiện nay là gì?

Ông Hồ Thanh Tùng: Với những gì chúng ta đang nhìn bức tranh kinh tế của thế giới và những biến động chính trị ảnh hưởng rất nhiều và đặc biệt là các biến động về tiền tệ, về lãi suất, ví dụ việc Fed tăng lãi suất và dự kiến sẽ tăng tiếp, Lãnh đạo Tập đoàn đã có những trao đổi để đánh giá tình hình kinh tế thế giới có những tác động như thế nào đối với kinh tế Việt Nam.

Đối với Tập đoàn CMC, chúng tôi làm việc với các đối tác nước ngoài rất nhiều, các đối tác công nghệ của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tất cả những chính sách biến động về kinh tế, tài chính vừa rồi ảnh hưởng khá lớn với Tập đoàn chúng tôi và sẽ tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp với Tập đoàn. Là tập đoàn công nghệ, khi chúng tôi có giao dịch với đối tác nước ngoài, thì tỉ giá biến động ảnh hưởng rất lớn. Tôi nghĩ không chỉ riêng chúng tôi mà tất cả các DN Việt Nam, trước đây chưa bao giờ phải đề phòng về tỉ giá và nay tỉ giá thay đổi như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp. Và trong ngắn hạn, nếu tỉ giá và lãi suất càng ngày càng cao thì ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.

Trong dài hạn, các DN sẽ khó khăn hơn, khi chúng ta ra các bài toán quyết định đầu tư thì các chỉ số liên quan đến lãi suất hay tỉ giá chúng ta sẽ phải xem xét. Khi chúng ta đưa ra các chỉ số cao thì chúng ta sẽ thấy khả năng đưa ra các quyết định đầu tư khó khăn rất nhiều.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Theo tôi, Chính phủ đã đưa ra những thông điệp nhất quán, chúng ta cần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải kiểm soát lạm phát và tạo điều kiện cho DN tiếp cận được vốn với chi phí thấp nhất. Đó là chính sách trong từng thời điểm, chắc chắn là sẽ có sự linh hoạt, có sự ứng phó của NHNN. Nhưng cuối cùng thì chúng ta cũng phải đảm bảo kinh tế vĩ mô.

Còn đối với cộng đồng DN, tôi cho rằng ngoài những khó khăn thực sự như anh Tùng vừa chia sẻ, chúng ta cũng cần hiểu rõ thông điệp của NHNN. DN chúng ta cần vừa phòng thủ, vừa tấn công, vừa giải quyết bài toán chi phí tăng, tỉ giá, lạm phát, chuỗi cung ứng… Chúng ta cũng phải linh hoạt, thấu hiểu và đồng hành cùng những quyết sách của Chính phủ.

Còn về phía các ngân hàng chúng tôi là lĩnh vực đặc thù nên nhìn thấy ngay là Fed tăng lãi suất thì NHNN đã tăng và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian cuối năm. Đơn cử, trước đây chúng tôi vay nước ngoài chỉ 3,4%, bây giờ một hợp đồng vay của nước ngoài ít nhất phải 7% đối với USD. Thời gian vừa rồi, NHNN tăng lãi suất 0,5% thì lập tức các ngân hàng cũng phải tăng lãi suất huy động của người dân gửi. Như vậy, các ngân hàng phải cạnh tranh khốc liệt với nhau và chi phí đầu ra của ngân hàng cũng phải tăng. Cho nên, tôi cho rằng, các ngân hàng sẽ phải có giải pháp và giải pháp nào thì chắc chắn sẽ có sự đồng hành của NHNN và Chính phủ.

Tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ tất cả các chỉ đạo, định hướng của Chính phủ và NHNN và chúng ta sẽ được an toàn.

Tôi cho rằng hiện nay, đối với ngành ngân hàng, điểm nghẽn cần tháo gỡ thứ nhất là phải giải quyết đồng vốn và thủ tục pháp lý cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Vì lĩnh vực này rất hạn chế nhưng nếu không khơi thông nguồn vốn cho lĩnh vực này thì nền kinh tế của chúng ta sẽ rất khó phát triển.

Điểm nghẽn thứ hai là hành lang pháp lý đối với công tác chuyển đổi số. Đối với những công ty tài chính, đối với những ứng dụng công nghệ, chúng tôi rất cần những hành lang pháp lý để ổn định trong quá trình phát triển hệ thống. 

Như đã phân tích ở trên, trong bối cảnh diễn biến kinh tế thế giới khó lường, khó dự đoán, theo ông, bà, Chính phủ, cũng như các DN Việt Nam cần làm gì để tận dụng được tối đa các dư địa do chính sách mang lại cũng như chủ động thích ứng và ứng phó với khó khăn thách thức do tác động của bối cảnh, tình hình gây ra?

Dưới góc độ doanh nghiệp, điểm nghẽn lớn nhất cần tháo gỡ hiện nay là gì? Các DN tin tưởng và kỳ vọng như thế nào về nỗ lực của Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch cho hoạt động doanh nghiệp?

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Có thể nói các doanh nghiệp Việt Nam rất năng động và rất chủ động kể cả giai đoạn có dịch và giai đoạn hiện nay đang phục hồi và phát triển. Các doanh nghiệp luôn luôn không đợi chờ và có những giải pháp sang tạo của mình.

Ví dụ như các chính sách của Chính phủ ban hành rất tốt cũng nhưng không phải chính sách nào cũng triển khai được ngay nên doanh nghiệp phải chủ động giải quyết và đối phó với những tình huống như vậy. Sau đại dịch, cơ hội mở ra rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Đó là những cơ hội thị trường mới ở cả trong nước và quốc tế, có những chuỗi cung ứng của nước ngoài vào Việt Nam bị đứt gãy thì chính cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập. Do đó doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng tìm cơ hội và tạo năng lực cho mình, và ở đây cũng cần sự đồng hành của Chính phủ.

Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu đặt ra là phải thông suốt về tài chính tiền tệ, lưu thông hàng hoá, đặc biệt là  nhân lực. Thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp hiện nay là có đủ nhân lực để đáp ứng các đơn hàng, nắm bắt được các cơ hội. Chúng ta cũng phải coi đại dịch vừa qua và giai đoạn phục hồi này là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp bật lên thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.

Rất nhiều cơ hội đặt ra nhưng cũng không ít thách thức chưa tính đến đó là chúng ta phải có tầm nhìn xa, hướng tới tương lai, khát vọng năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao, năm 2045 trở thành quốc gia có thu nhập cao đúng như nguyện ước của Bác Hồ là "sánh vai các cường quốc năm châu". Do đó, để chuẩn bị cho hành trang cho mục tiêu lớn như vậy, doanh nghiệp phải tính đến mục tiêu lớn đó, chứ không phải giải quyết khó khăn trước mắt.

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: Để nói rõ chuyện này, trước tiên cần đánh giá doanh nghiệp của chúng ta nó như thế nào, dù nói tốt kiểu gì thì nhận định ra là lực lượng doanh nghiệp của Việt Nam chưa mạnh. Thứ hai, trong điều kiện yếu đó, thế giới vô cùng khó khăn mà nền kinh tế của ta rất mở nên đã khó rồi lại càng khó hơn. Chỗ này cần có sự thông hiểu giữa Chính phủ đối với doanh nghiệp cũng như cấu trúc cộng đồng doanh nghiệp phải thông hiểu lẫn nhau. Thứ ba là doanh nghiệp đang có khả năng gì để xoay chuyển tình thế thì ưu tiên tác động vào đấy. Đấy là cơ hội cũng là thử thách về chính sách.

Trong hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, ví dụ ngân hàng với các doanh nghiệp kinh doanh bình thường là phải có "thông mạch" với nhau. Bộ Tài chính cũng phải thông với các doanh nghiệp mới được. Mỗi doanh nghiệp có điểm nghẽn khác nhau nhưng tự trung lại có mấy điểm nghẽn sau.

Một là đứt chuỗi, đơn hàng hiện nay có nguy cơ giảm chứ ko phải tăng lên như chúng ta nghĩ, vì vậy, phải đánh giá cẩn thận. Đơn hàng là điểm sống còn đầu tiên của doanh nghiệp, làm sao để mở được cái này, hỗ trợ được cái này, đấy là việc Chính phủ phải làm, tất nhiên cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội phải nỗ lực hơn nữa. Hai là, doanh nghiệp hiện nay rất khát vốn, 3 năm vừa qua ngưng tụ nhiều chiều, chúng ta có tiếp tục bơm vốn không trong khi lạm phát cũng là nguy cơ thường trực, lãi suất thế giới cao ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái từ đó tác tác động đến xuất nhập khẩu. Nhưng lúc này không tập trung cứu doanh nghiệp thì nền kinh tế có nguy cơ đánh mất thành quả và chậm nhịp, lỡ thời cơ.

Việc tháo gỡ vốn cho doanh nghiệp phải tập trung hàng đầu, căn cứ vào dự án cụ thể chứ theo thủ tục hành chính chung thì rất khó. Lúc tình thế bất thường phải hành động khác thường thì mới được.

Như ông Thiên nói, vấn đề là giải quyết bài toán khát vốn. Thưa ông Hồ Thanh Tùng, thực tế hiện nay có câu chuyện: Không ít DN nói gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, trong khi các ngân hàng luôn e ngại rủi ro nợ xấu, chính các ngân hàng gặp khó khăn trong việc lựa chọn DN, dự án tốt để mở rộng tín dụng. Xin ông nói thêm về khó khăn tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp!

Ông Hồ Thanh Tùng: Nói về nhu cầu vốn của doanh nghiệp, tôi nghĩ nhu cầu vốn của đại bộ phận doanh nghiệp đang rất thiếu, chúng ta cần có khuôn khổ pháp lý hỗ trợ để khai thông dòng tiền. Bản thân Tập đoàn công nghệ CMC là doanh nghiệp lớn, có hệ thống quản trị tốt, hệ thống tài sản cũng như kế hoạch kinh doanh khá tốt. Chúng tôi thực sự không băn khoăn gì nhiều về làm việc với ngân hàng để lấy dòng vốn. Hiện nay các dự án, kế hoạch phát triển của chúng tôi đều được xây dựng và quản trị rất tốt. Đối với ngân hàng sẽ luôn luôn nhìn nhận các tập đoàn công nghệ, công ty lớn như CMC là khách hàng tốt, được ngân hàng chăm sóc.

Nhưng đối với các doanh nghiệp là khách hàng của chúng tôi, chúng tôi lại nhìn thấy bài toán khác. Năng lực về quản trị, năng lực về chuyển đổi số, năng lực về thông tin và trình bày kế hoạch kém hơn rất nhiều nên họ rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Trong thời gian dịch Covid-19, khi chúng tôi làm việc với các doanh nghiệp khách hàng của chúng tôi, mọi người đang ngưng trệ sản xuất. Một trong những biến chuyển là họ tập trung vào quản trị doanh nghiệp, xây dựng doanh nghiệp và chuyển đổi số. Một số ứng dụng phần mền đã được đưa vào. Điều ấy giải thích vì sao giai đoạn dịch đi qua, họ bắt kịp và phát triển rất nhanh. Họ đã dành thời gian đáng nhẽ là mất để tập trung vào phát triển sản xuất, tập trung xây dựng quản trị nội bộ cũng như xây dựng sức mạnh của doanh nghiệp. Đấy là cái được trong thời gian dịch mà nhiều khi chúng ta không nói đến, và đấy cũng là cái được lớn nhất khi chúng ta thoát khỏi zero Covid, "bung" lên rất nhanh.

Khi doanh nghiệp đã xây dựng nội lực, hệ thống, chương trình, tôi lại quay lại câu hỏi vốn đâu để phát triển? Tôi nghĩ chúng ta cũng cần hỗ trợ từ Chính phủ cũng như các chương trình thúc đẩy khai thông nguốn vốn. Không những về vốn, khi chúng tôi đi xin một giấy phép nào đó thì quy trình và thủ tục vẫn luôn là bài toán đâu đầu nhất, gây ức chế rất lớn. Khi đó chúng ta cần giải pháp, cần có tư tưởng như chiến binh trong thời gian Covid-19, các bên ngồi với nhau và tìm ra hướng giải quyết và ra kết quả. Cuối cùng sẽ là kết quả chứ chúng ta sẽ không muốn nói đến câu chuyện làm thế này thế kia.

Thủ tướng cũng nhiều lần chia sẻ quan điểm "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân, nhất là trong lúc khó khăn, thách thức hiện nay. Thủ tướng cũng từng kêu gọi các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn, đóng góp tích cực hơn cho nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp. Bởi nền kinh tế và cả nước có vượt qua được khó khăn, thách thức, thì doanh nghiệp và ngân hàng mới phát triển được, "nước nổi, bèo nổi". Và qua câu chuyện của ông Tùng chia sẻ, Bà Diễm có nhận định gì về thực trạng và có cách giải quyết gì không?

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Tôi rất ấn tượng với sự chia sẻ của Thủ tướng Chính phủ. Gần đây tôi cũng được tham dự một hội thảo trực tiếp của Thủ tướng với ngành ngân hàng. Tôi đồng tình và luôn luôn ủng hộ những chia sẻ và định hướng của Thủ tướng. Khi doanh nghiệp chúng ta làm ăn thuận lợi, có lợi nhuận thì sự phân phối hài hoà giữa doanh nghiệp, người lao động và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, Nhà nước đồng hành, hỗ trợ rất cụ thể, như chúng ta thấy có những chính sách thuế, rồi hỗ trợ người lao động, và gần đây là có chính sách hỗ trợ lãi suất.

Về phía ngân hàng, các ngân hàng chứ không riêng gì chúng tôi luôn luôn xác định đồng hàng cùng khách hàng dựa trên sự khó khăn của nền kinh tế, cân đối giữa lợi nhuận, hy sinh một phần lợi nhuận, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp khó khăn do dịch.

Trong giai đoạn dịch, ngân hàng là những đơn vị đầu ngành, chúng tôi phải cơ cấu để hạn chế và xử lý nợ xấu, khi cơ cấu nợ chúng tôi phải trích lập dự phòng, có những gói lãi suất cho vay ưu đãi, đưa ra những chính sách miễn giảm phí. Chúng tôi phải đồng hành cùng doanh nghiệp theo đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước, của Chính phủ.

Như Sacombank, năm 2021, chúng tôi đã hy sinh gần 3.000 tỷ lợi nhuận. Chúng tôi đã chia sẻ và đồng hành từ hỗ trợ lãi suất, miễn giảm phí, miễn giảm lãi vay… và ủng hộ phòng, chống dịch. Gần đây, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ cũng đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất như: Nghị định 31, Thông tư 03; áp dụng lãi suất cho vay hợp lý, hỗ trợ lãi suất, mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ mức 2%. Hiện nay cũng đã phân hạn mức đó cho các ngân hàng áp dụng và tìm ra những đối tượng khách hàng phù hợp, đưa chính sách hỗ trợ giảm lãi suất này xuống cho doanh nghiệp.

Như vậy chúng ta thấy, những định hướng xuyên suốt của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước đều được các ngân hàng ủng hộ và hưởng ứng. Tuy nhiên chúng ta cũng nhìn nhận thực trạng là giữa những định hướng, quyết sách, nghị định của Nhà nước đi vào thực tế có một khoảng cách rất xa. Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ lấy gói hỗ trợ lãi suất để hỗ trợ nhưng doanh nghiệp họ rất ngại tiếp cận với gói hỗ trợ lãi suất do điều kiện, thanh tra, hậu kiểm, rồi sau nhiều năm có khi lại sai phạm. Cho nên cần quan tâm, chú trọng hơn trong vấn đề giữa nghị định, chính sách và thực tế.

Doanh nghiệp sợ nhất những "cú phanh gấp"

Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó - Ảnh 1

Thị trường vốn, tín dụng thời gian qua được đánh giá là tăng trưởng khá "nóng", bên cạnh việc hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế thì cũng tiềm ẩn các rủi ro đối với ngân hàng, nhà đầu tư. Thưa Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, ông có đánh giá thế nào về một số giải pháp "mạnh" được Chính phủ chỉ đạo, chấn chỉnh trong thời gian qua, nhất là đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán nhằm bảo bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững của các thị trường này?

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: Chúng ta phải thống nhất một nhận định chung là sau 2, 3 năm dịch thì thường thiếu vốn kinh khủng. Phải thống nhất quan điểm ngay từ đầu để thấy được việc bơm vốn cho nền kinh tế là việc phải làm. Bơm bằng cách nào, bơm như thế nào để giữ được an toàn cho kinh tế; đồng thời đảm bảo được tăng trưởng kinh tế? Đấy là điều chúng ta phải rất chú ý.

Vừa rồi, tôi thấy cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam gồm mấy yếu tố: Thị trường tiền tệ; thị trường vốn (cổ phiếu, triếu phiếu doanh nghiệp). Chúng ta phải đặt bối cảnh là sự nở rộ của thị trường trái phiếu, gọi là tăng trưởng nóng, nằm trong bối cảnh là nguồn vốn bơm ra cho nền kinh tế, đặc biệt là giải ngân đầu tư công, rất chậm.

Thứ hai là chương trình phục hồi và phát triển nguồn vốn bơm ra giải ngân cũng rất chậm. Như vậy, nguồn lực chúng ta kỳ vọng rất nhiều để phục hồi kinh tế, thay đổi cái diện mạo nền kinh tế sau dịch lại chậm và trong trường hợp đấy, sự bùng nổ của thị trường vốn tư nhân là rất có ý nghĩa để giúp giải tỏa cơn khát. Có thể sinh ra chuyện này, chuyện kia vì bùng nổ không thể tránh khỏi.

Vừa rồi, Chính phủ đã chỉ đạo giải quyết mấy sự cố làm cho thị trường này ngưng lại, tức là "nguồn máu" của tư nhân cũng bị ngưng lại. Đấy là vấn đề chúng ta phải giải quyết.

Còn thị trường tiền tệ, vốn vay ngân hàng. Bản chất thị trường là ngắn hạn, chúng ta không thể để tình trạng rủi ro quá, nhiều nhất là trong cái bối cảnh hiện nay thế giới quá nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong cấu trúc tài chính tiền tệ thì việc ứng xử của ngân hàng tôi cho cơ bản là phù hợp. Tất nhiên có thể nới thêm nữa bởi vì năng lực điều hành kinh tế vĩ mô của ta tương đối tốt nhưng Chính phủ tập trung giải quyết thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Hiện nay, thị trường cổ phiếu đang có vấn đề rất nghiêm trọng. Chính phủ tập trung vào chỗ này là điều kiện bắt buộc và phải làm. Việc này tiếp cận không phải để phục vụ lại ích nhóm mà là "bơm máu" vào nền kinh tế để tạo ra các động lực mới khôi phục đà của nền kinh tế. Nếu không chúng ta đánh mất thời cơ.

Việc vừa rồi Chính phủ đưa ra Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp là một nỗ lực theo tinh thần như vậy. Làm được Nghị định này đáp ứng được nhu cầu như bây giờ là không dễ vì vừa an toàn lại vừa thỏa mãn cơn khát.

Chúng ta phải tiếp tục bàn, nhất là khi đối mặt với nền kinh tế hiện nay và có thể kéo dài hơn nữa, khó khăn chồng chất. Chúng ta muốn dịp này là một dịp để doanh nghiệp Việt có cơ hội phục hồi, trỗi dậy mạnh mẽ thì cần phải đặc biệt chú ý đến cấu trúc phát triển vừa hỗ trợ phát triển thị trường tài chính để phục vụ doanh nghiệp. Lưu ý một điều là tình thế bất thường khó khăn thì giải pháp phải khác thường.

Ta cứ tuân theo giải pháp thông thường thì không hỗ trợ được vấn đề. Tôi mong anh Phạm Tấn Công cũng truyền tải cái ý kiến này đến doanh nghiệp cũng như tạo ra luồng ý kiến để kiến nghị lên các bộ phận chức năng thì mới giải quyết được vấn đề.

Thưa ông Phạm Tấn Công, ông có đồng ý với chia sẻ của Trần Đình Thiên không?

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Tôi hoàn toàn nhất trí với anh Thiên. Phải nói vốn là vấn đề trọng yếu đối với doanh nghiệp. Vốn là vấn đề tồn tại hay không tồn tại đối với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã đói vốn thì lúc đó họ không mong đợi một bữa ăn ngon, bữa ăn giá rẻ nữa, mà cứ có là họ ăn thôi. Nhiều khi chúng ta nói có ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp nhưng khi người ta đang đói rồi thì người ta không đợi được cái đấy. Do đó, chúng ta nhìn thấy quá trình phát triển vừa rồi có thể có những bùng nổ không còn tuân thủ được nữa vì người ta đói quá.

Tôi cho rằng bây giờ cái vừa là điểm nghẽn vừa là điểm nóng vừa là câu chuyện khó nhất đối với Chính phủ trong điều hành kinh tế chính là gỡ bài toán về vốn. Chúng ta có thể thấy rằng, trong điều hành kinh tế, cũng như đối với doanh nghiệp, điều sợ nhất là những "cú phanh gấp", tức là những chính sách không lường trước được.

Chúng ta phải rất khéo léo, rất thông minh để giải bài toán này. Giai đoạn Covid-19, chúng ta đã giải tốt bài toán khó rồi nhưng tôi cho rằng sắp tới đây giải bài toán này cũng không hề đơn giản. Tôi kỳ vọng Chính phủ sẽ có quyết sách đặc biệt. Với sự lãnh đạo rất vững vàng của Thủ tướng trong thời gian qua thì chúng ta sẽ vượt qua được thách thức này.

Thời gian qua, Sacombank đã rất thành công trong công tác tái cơ cấu ngân hàng Phương Nam với khoản nợ xấu của ngân hàng này lên tới hơn 60.000 tỷ đồng. Xin bà có thể chia sẻ bài học kinh nghiệm từ thành công này là gì? Sacombank cần gì để có thể hỗ trợ tốt hơn cho các ngân hàng yếu kém và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong thời gian tới?

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Tôi xin đính chính lại, nợ xấu của Sacombank là 96.000 tỷ và sau 5 năm, chúng tôi cũng xử lý được trên 76.000 tỷ. Đó là sự nỗ lực rất lớn của ban điều hành cũng như sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cũng như là Chính phủ.

Và tôi cho rằng bài học tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, thì thứ nhất chúng ta cần xác định thực trạng toàn diện của ngân hàng yếu kém đó, từ cơ cấu chủ sở hữu, đến quản trị, điều hành đến nợ xấu và đến những tài sản tồn đọng trong kinh doanh, chúng ta phải xác định nhanh, và đặc biệt những tài sản có khả năng sinh lời. Trên cơ sở đó chúng ta phải có công ty tư vấn kiểm toán tổ chức độc lập đánh giá hiện trạng, rồi chúng ta cáo cão rõ ràng thực trạng với cơ quan chủ quản để đảm bảo tính chính xác rồi từ đó xác định phương hướng làm sao để tái cấu trúc phù hợp, chúng ta không lấp lửng cũng không giấu diếm.

Thứ hai, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu ngân hàng cần phải khẩn trương, kịp thời, vì càng kéo dài thì có hệ lụy của nền kinh tế rất lớn và tránh tình trạng nó sẽ chuyển biến xấu hơn và gặp nhiều khó khăn hơn cho cả ngành chứ không phải cho riêng ngân hàng yếu kém đó.

Thứ ba, như bài học của Sacombank, chúng ta nên ưu tiên nguồn lực kinh tế tư nhân thay vì tập trung vào ngân sách nhà nước. Thông qua khuyến khích các ngân hàng tự tái cơ cấu, sát nhập ngân hàng tốt với ngân hàng xấu và NHNN và Chính phủ đứng ra hỗ trợ cơ chế đi kèm, tạo điều kiện để ngân hàng yếu kém từng bước hoàn thiện và gia nhập, dựa trên sự dẫn dắt của một ngân hàng mạnh. Đồng thời có sự phối kết hợp nhịp nhàng từ các cơ quan trung ương đến các bộ ngành, đến NHNN, cho cơ chế thông thoáng. Nếu Sacombank không được phê duyệt đề án từ Chính phủ đến NHNN thì chắc chắn chúng tôi không có hành lang pháp lý để tái cơ cấu thành công.

Thứ tư, tôi cho rằng rất quan trọng là tổ chức, cá nhân tham gia vào tái cơ cấu ngân hàng yếu kém thì phải có nguồn lực tài chính, không có nguồn lực rất khó và cần phải hợp pháp. Đối với hội đồng quản trị, ban điều hành phải có trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, có năng lực, có tâm và phải có tầm, đặc biệt phải quản trị ngân hàng theo hướng công khai, minh bạch và thượng tôn mọi hoạt động của pháp luật. Bộ máy phải tinh gọn. Đó là những điều tôi cho rằng có những bài học tái cơ cấu đối với Sacombank, và nếu như vẫn với đà này thì giữa năm 2023 chúng tôi có thể sẽ tuyên bố tái cơ cấu thành công. Chúng tôi xin được báo cáo thành tích với NHNN và Thủ tướng. Đó là những bài học mà các ngân hàng cũng như NHNN sẽ thấy chúng tôi là tấm gương để tái cơ cấu những ngân hàng yếu kém.

Còn với sự hỗ trợ, đồng hành cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi nghĩ rằng quan trọng nhất bây giờ, doanh nghiệp cần vốn nhưng room tín dụng có những hạn hẹp nhất định do phải điều tiết chính sách giữa lạm phát và điều hành kinh tế ổn định. Vì vậy, Sacombank phải sàng lọc doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp tiêu dùng rồi cho vay cá nhân, cho vay online, cuối cùng mới tới bất động sản và trái phiếu. Như vậy, chúng tôi rất mong muốn giữa những chính sách kinh tế vĩ mô, điều hành ổn định, NHNN và Chính phủ chắc chắn sẽ có những quyết sách lớn để ủng hộ vấn đề này.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Sacombank phải sàng lọc doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp tiêu dùng rồi cho vay cá nhân, cho vay online, cuối cùng mới tới bất động sản và trái phiếu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Sacombank phải sàng lọc doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp tiêu dùng rồi cho vay cá nhân, cho vay online, cuối cùng mới tới bất động sản và trái phiếu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quan điểm của lãnh đạo Sacombank khi thực hiện chuong trình đồng hành cùng Chính phủ hỗ trợ người dân gặp khó khăn ở các địa phương như thế nào?

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Sacombank có 566 điểm giao dịch tại các tỉnh thành và có tại hai nước Lào, Campuchia. Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, chúng tôi hỗ trợ lãi suất cho người dân, thậm chí giãn trả nợ. Khi xảy ra lụt, bão chấp nhận cơ cấu trích lập dự phòng để cho ngời dân, ngư dân vay phục hồi sản xuất.

Còn đối với doanh nghiệp, khi chuỗi cung ứng đứt gãy, doanh nghiệp đến hạn không trả nợ thì chúng tôi phải giải quyết bài toán cơ cấu nợ, trích lập quỹ dự phòng. Rồi doanh nghiệp như CMC hiện nay là những doanh nghiệp ưu tiên lĩnh vực CNTT, lĩnh vực tín dụng xanh, rồi 5 lĩnh vực ưu tiên mà NHNN luôn kêu gọi các ngân hàng thương mại phải đồng hành. Tất cả chính sách này Sacombank luôn luôn tuân thủ và luôn luôn giải bài toán khó khăn giai đoạn ngắn hạn. Những chính sách dài hạn chúng tôi thấy cần sự hỗ trợ của Chính phủ, của NHNN rất nhiều.

Nền kinh tế nước ta hội nhập rất sâu rộng với kinh tế thế giới, sức ép cạnh tranh và sự đào thải doanh nghiệp, lao động ngày càng gia tăng; vấn đề uy tín, đạo đức doanh nhân ngày càng quan trọng. Ông/bà có chia sẻ và nhìn nhận thế nào về vấn đề đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân hiện nay? Điều này tác động thế nào tới kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN? 

Ông Hồ Thanh Tùng: Chúng tôi suy nghĩ đạo đức kinh doanh là một trong những yếu tố mà tất cả chúng ta cần phải đặt lên hàng đầu.

Tôi muốn nói là liên quan đến toàn cầu hoá thì các doanh nghiệp Việt Nam cần khẳng định hai vị thế: Thứ nhất, chúng ta cần khẳng định thành công ở chính thị trường của chúng ta, bởi vì các bạn giờ đây cũng tham gia cạnh tranh trực tiếp ở thị trường trong nước. Đồng thời khẳng định vị trí của chúng ta trên thị trường quốc tế.

Nếu muốn thành công, đối với CMC chúng tôi xác định rõ ràng về tư tưởng của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên khi chúng tôi khẳng định vị thế của doanh nghiệp. Việc đầu tiên là luôn khẳng định về cam kết hướng tới khách hàng và mang lại giá trị cho khách hàng. Chúng tôi mong muốn và phải xây dựng nhiều các giá trị mà chúng ta có thể cạnh tranh với đối thủ ngay tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi mong muốn khẳng định tại thị trường Việt Nam cũng như thị trường quốc tế.

CMC đã tham gia trong toàn bộ chuỗi công nghệ. Hiện nay, Tập đoàn có 10 công ty thành viên, hoạt động trong 4 lĩnh vực chính: Hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, công nghệ và phát triển phần mềm công nghệ thông tin cũng như các giải pháp dịch vụ công nghệ thông tin cho khách hàng quốc tế. Gần đây nhất, chúng tôi mở ra lĩnh vực giáo dục và đào tạo qua trường đại học CMC Uni.

Tất cả những việc này đều phải thống nhất về đạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp, cũng như uy tín và cam kết của chúng tôi cho tất cả các lĩnh vực. Đối với CMC, mỗi công ty đều có khó khăn nhất định trong việc khẳng định vị thế cũng như cạnh tranh trong các lĩnh vực hẹp. Nhưng đều sẽ phải thống nhất về tư tưởng trong toàn bộ Tập đoàn. Đấy là cách của chúng tôi đang xây dựng và tổ chức.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: VCCI coi xây dựng đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doan là nhiệm vụ chiến lược. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: VCCI coi xây dựng đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doan là nhiệm vụ chiến lược. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế với một sự cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu và ngay trong lãnh thổ Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu như vậy, mọi nguồn lực các doanh nghiệp đều phải phát huy, vì nhiều khi chỉ hơn nhau một chút cũng là sự thắng thua.

Doanh nghiệp các nước, đặc biệt các nước phát triển, phát huy rất tốt nguồn lực đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh. Doanh nghiệp Việt Nam rất tiếc trong giai đoạn vừa rồi chưa quan tâm nguồn lực này. Cái đó cũng đúng thôi vì chúng ta mới bước sang kinh tế thị trường được mấy chục năm và chúng ta vẫn đang trong giai đoạn "học bài" nên phải nhìn sang các nước và thấy rằng đây là nguồn lực to lớn và uy tín sẽ tạo ra sức hấp dẫn của sản phẩm.

Vì sao chúng ta thấy mỗi lần iPhone mở bán thì người ta xếp hàng? Đây phải chăng cũng là chữ tín và đạo đức, văn hoá kinh doanh của họ.

Doanh nghiệp chúng ta trong giai đoạn sắp tới, cấp bách để cạnh tranh thành công thì phải quan tâm đến vấn đề đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh. Còn với tầm nhìn xa, để trở thành quốc gia phát triển văn minh, sánh vai các cường quốc mà chúng ta đang hướng tới thì phải xây dựng đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh xứng tầm với một quốc gia phát triển và ngang tầm với các nước văn minh nhất trên thế giới.

Do đó, đây vừa là vấn đề cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược trong xây dựng đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh. Chính vì vậy, VCCI trong nhiệm kỳ này đã coi đây là nhiệm vụ chiến lược, đã công bố 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam. Đây là câu chuyện không chỉ một con người, một tổ chức có thể làm được mà toàn bộ xã hội, toàn bộ hệ thống, trong đó đầu tiên là giới doanh nhân Việt Nam phải tiên phong thực hiện.

Chúng tôi rất mong ngày càng có nhiều doanh nhân, doanh nghiệp sẽ tham gia thực hành đạo đức kinh doanh chuẩn mực, mang bản sắc văn hoá Việt Nam nhưng đồng thời có tinh hoa của quốc tế để chúng ta tạo ra sức mạnh mới cho doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường kinh doanh toàn cầu hiện nay.

Chúng tôi cũng kỳ vọng về mặt thể chế sẽ được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ngày càng quan tâm đến câu chuyện này và sẽ có những chính sách, thể chế kịp thời khích lệ việc thực hành đạo đức, văn hoá kinh doanh mẫu mực. Các hiệp hội doanh nghiệp cũng cần tham gia, từng doanh nhân, doanh nghiệp cũng cần chủ động trong câu chuyện này.

Tôi cho rằng về lâu dài, đây là câu chuyện rất lớn, rất quan trọng và quyết định đến sự thành công của quốc gia trong hội nhập quốc tế cũng như trong khát vọng trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào giữa thế kỷ này. 

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Khi được tạo điều kiện chắc chắn doanh nhân Việt Nam sẽ chớp lấy thời cơ và cũng nhìn thấy trách nhiệm của mình. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Khi được tạo điều kiện chắc chắn doanh nhân Việt Nam sẽ chớp lấy thời cơ và cũng nhìn thấy trách nhiệm của mình. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Quý vị đánh giá như thế nào về tầm nhìn, khát vọng, mục tiêu này và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đóng vai trò như thế nào trong quá trình hiện thực hóa khát vọng đó?

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên: Mục tiêu khi xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không phải được đưa ra gần đây mà đó là lập trường xuyên suốt của Việt Nam, nhưng chúng ta không thế mạnh theo kiểu "một mình một chợ" mà phải nắm bắt được xu thế của thời đại, có sự liên kết chặt chẽ với các đối tác, các nền kinh tế thế giới trên cơ sở "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", với những thế mạnh riêng có của Việt Nam.

Đứng về mặt kinh tế, một nền kinh tế độc lập, tự chủ đồng nghĩa với lực lượng doanh nghiệp của đất nước ấy là một lực lượng mạnh. Thế nào là mạnh, doanh nghiệp Việt phải mạnh, phải có nền tảng, phải có trụ cột, lâu nay thực sự chưa bài bản nên chưa mạnh thật. Tới đây, khái niệm nền kinh tế độc lập tự chủ đồng nghĩa với xây dựng một lực lượng doanh nghiệp Việt Nam mạnh. Đó là mong muốn cao nhất.

Câu chuyện này, chúng tôi rất muốn nghe chia sẻ từ các DN. Xin mời bà Diễm!

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Chính trị, an ninh quốc phòng ổn định thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện phát triển rất tốt, thể hiện được khát vọng và cống hiến của mình. Doanh nghiệp có khát vọng, có tầm nhìn kinh doanh sẽ nâng cao được vị thế của đất nước và góp phần vào nền kinh tế độc lập, tự chủ mà Thủ tướng mong muốn.

Ông Hồ Thanh Tùng: Nhân ngày 13/10 là ngày doanh nhân Việt Nam, qua các chia sẻ, chúng tôi luôn luôn thấm đẫm tinh thần phải tự chủ, cả lúc lên lẫn lúc xuống, đều phải có những phương án ứng phó khi khó khăn để tìm ra "con đường sáng". Đấy là tinh thần, là những con đường mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã đi qua và sẽ tiếp tục phát huy. Chúng ta phải xác định xây dựng đối với một tập đoàn hoặc một công ty phát triển, tồn tại 50 năm, 100 năm còn nếu chỉ tư duy 10 năm, 20 năm thì cũng chỉ loanh quanh như vậy.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Độc lập, tự chủ luôn là đường lối, chủ trương nhất quán của đảng và nhà nước ta từ khi thành lập đến nay. Trong giai đoạn đổi mới kinh tế, từ năm 1986, chúng ta đã nhấn mạnh độc lập tự chủ về kinh tế và đến thời điểm này khi Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao và gắn với chủ động tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng thực chất hiệu quả thì tôi và cộng đồng doanh nghiệp rất vui mừng.

Ở đây vấn đề này được nhấn lại đúng thời điểm đúng lúc. Từ nhấn mạnh của Thủ tướng, cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng sắp tới sẽ có những cơ chế, chính sách. Bởi, muốn độc lập, tự chủ thì cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải lớn mạnh, muốn lớn mạnh thì môi trường kinh doanh tạo điều kiện đó là thể chế mà chúng tôi rất kỳ vọng sắp tới Đảng và Nhà nước sẽ những cơ chế chính sách mới để các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn. Khi được tạo điều kiện chắc chắn doanh nhân Việt Nam sẽ chớp lấy thời cơ và cũng nhìn thấy trách nhiệm của mình. 

Độc lập tự chủ không chi từ Đảng, Nhà nước từ Chính phủ mà phải chính từ nỗ lực cả doanh nhân, doanh nghiệp. Từng doanh nhân, doanh nghiệp phải có tầm nhìn, phải xác định sứ mệnh của mình, phải xứng tầm nhìn, sứ mệnh của quốc gia. Như vậy, mới tạo được sự đồng hành và tạo được đội ngũ doanh nhân Việt Nam có tài, có đức, phải rất giỏi sánh ngang được các cộng đồng doanh nhân thế giới cả về tầm cỡ, cả về năng lực. Chúng ta phải có những doanh nhân lớn, đầu đàn những cũng có rất nhiều doanh nhân quản trị những doanh nghiệp rất nhỏ, thậm chí nhỏ li ti, thì đấy là nên kinh tế đầy đủ, nền kinh tế tự chủ còn nếu không có chúng ta sẽ có những khoảng trống, lại phụ thuộc.

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nhân Việt Nam, đạo đức, văn hoá vẫn phải là gốc, phải có tinh thần dân tộc, có trách nhiệm xã hội, kinh doanh trung thực, liêm chính tạo ra nền tảng phát triển bền vững cho giới doanh nghiệp Việt Nam.

Với thời gian 90 phút của Tọa đàm, các vị khách mời là các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp đã phân tích, luận bàn, chia sẻ nhiều quan điểm, nội dung về sự đóng góp của doanh nghiệp đối với nền kinh tế; sự hỗ trợ, đồng hành của Chính phủ, các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp; những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang cần xử lý, xem xét; các kiến nghị, đề xuất để doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững hơn...

Trên cơ sở có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế,  sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, chủ động, sáng tạo, đồng bộ, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trên tinh thần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển doanh nghiệp bằng các giải pháp cụ thể, đồng bộ cả trước mắt và lâu dài, chúng ta hoàn toàn tin tưởng và kỳ vọng rằng, nhiều xung lực mới cho hoạt động doanh nghiệp sẽ tiếp tục được tạo ra, cộng đồng doanh nghiệp sẽ tận dụng được tối đa được các tiềm năng, lợi thế, cơ hội để vững bước vượt qua khó khăn, thách thức; chủ động thích ứng với mọi hoành cảnh, tình hình, phát triển ngày càng lớn mạnh, bền vững, đóng góp thiết thực và sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước./.