Đồng Tháp năm 2024:

Chính quyền kiến tạo, công dân số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh

Hữu Tuấn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Năm 2023, nền kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai nhiều kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dần khẳng định được vị thế của địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Đi đầu cải cách hành chính

Năm 2023, Đồng Tháp triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, các nhân tố ảnh hưởng biến động khó lường nên tăng trưởng GRDP của tỉnh ước đạt 5,66%. Mặc dù tăng trưởng chưa đạt kỳ vọng nhưng ghi nhận sự lớn mạnh về quy mô kinh tế đạt mốc 110.000 tỷ đồng, xếp thứ 29 cả nước và xếp thứ 6 vùng đồng bằng sông Cửu Long; tăng trưởng dương trên cả 03 khu vực kinh tế; thu nhập bình quân đầu người đạt 60,8 triệu đồng.

Năm 2023, Đồng Tháp xếp thứ 29 cả nước và xếp thứ 6 vùng đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh Hữu Tuấn)
Năm 2023, Đồng Tháp xếp thứ 29 cả nước và xếp thứ 6 vùng đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh Hữu Tuấn)

Đồng Tháp tiếp tục duy trì, nâng chất nhiều mô hình mới, cách làm hay về CCHC của Tỉnh; nghiên cứu, đề xuất và trực tiếp triển khai thực hiện Mô hình lãnh đạo tỉnh gặp gỡ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công Tỉnh. Chỉ số chuyển đổi số (DTI) xếp thứ 39/63 tỉnh, thành phố (tăng 10 bậc so với đầu nhiệm kỳ); chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT index) xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố (tăng 9 bậc so với đánh giá trước); kích hoạt tài khoản định danh điện tử đạt 99,73%...

Trong đó, công tác cải cách hành chính giữ vững sự cải tiến với chuỗi thành tích 15 năm liên tục nằm trong nhóm có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cả nước về PCI; chỉ số PAPI xếp trong nhóm trung bình cao; chỉ số PAR Index xếp trong nhóm tốt (nhóm B).

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định cải thiện môi trường đầu tư là cách tốt nhất để đưa địa phương phát triển vượt bậc. (Ảnh Hữu Tuấn)
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định cải thiện môi trường đầu tư là cách tốt nhất để đưa địa phương phát triển vượt bậc. (Ảnh Hữu Tuấn)

Kết quả tỷ lệ giải ngân đầu tư công do tỉnh phân bổ và quản lý tính đến 31/12 đạt 93,28%. Các dự án cao tốc: Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1), Mỹ Thuận - Cần Thơ, Mỹ An - Cao Lãnh (giai đoạn 1), nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ, tuyến tránh Quốc lộ 30 - TP Cao Lãnh đồng loạt triển khai.

Ngoài ra, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt gần 130.000 tỷ đồng, lượt khách du lịch đạt trên 4 triệu và doanh thu du lịch đạt gần 2.000 tỷ đồng; các chương trình trọng tâm: xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giảm nghèo, phát triển doanh nghiệp... đều vượt kế hoạch đã đề ra.

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Trong năm 2023, với slogan “Kinh tế xanh sen hồng bứt phá – Chuyển đổi số Đồng Tháp tiên phong”, địa phương đã tập trung thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Các mô hình chuyển đổi số tiên phong như: làng thông minh, hội quán, hợp tác xã thông minh, Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp, giáo dục, y tế... là nền tảng vững chắc để trong năm 2024 này, tỉnh theo đuổi mục tiêu phát triển công dân số, theo quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 04-NQ/TU “lấy người dân là trung tâm của chuyển đổi số”.

Đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP 8%/năm

Năm 2024, UBND tỉnh Đồng Tháp xác định khẩu hiệu trong phát triển kinh tế - xã hội đó là: ”Chính quyền kiến tạo, công dân số; Kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh”. Trên cơ sở đó, địa phương xây dựng kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP 8%/năm; GRDP/người đạt 76,56 triệu đồng theo giá thực tế; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 9.266 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 24,09% so với GRDP.

Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu kỳ vọng năm 2024, tăng trưởng GRDP 8%/năm. (Ảnh Hữu Tuấn)
Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu kỳ vọng năm 2024, tăng trưởng GRDP 8%/năm. (Ảnh Hữu Tuấn)

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin: Địa phương sẽ tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan tới đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ các rào cản; khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm; đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các thành phần kinh tế.

Chú trọng các vấn đề phát triển vùng và chủ động liên kết vùng, tiểu vùng. Phát huy tối đa mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực nội tại cho đầu tư phát triển trên nền tảng tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tái cơ cấu công nghiệp, chuyển đổi số, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài...

Đồng thời, năm 2024, khẩu hiệu của tỉnh Đồng Tháp là: "Chính quyền kiến kiến tạo, công dân số; Kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh”. Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả 12 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2024:

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc chia sẻ: Năm 2024, địa phương cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, chọn nội dung đột phá cho chuỗi giá trị mới trong ngành hàng chủ lực; sớm hoàn thành các dự án đầu tư, nhất là dự án trọng điểm; tăng cường kêu gọi doanh nghiệp đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp; tập trung quyết liệt hơn giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục giảm tối đa tỷ lệ hộ nghèo, chăm lo đời sống cho người dân trên địa bàn..