[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 1

Hà Nội luôn xác định mục tiêu lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ nhưng cũng đồng thời là chủ thể tham gia, chủ thể sáng tạo trong xây dựng chính quyền số. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, triển khai, thực hiện nhiệm vụ không chỉ làm đổi mới căn bản hoạt động của bộ máy chính quyền, mà còn còn mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 2

Ngày 28/6/2024 là một ngày có ý nghĩa quan trọng đối với UBND TP Hà Nội khi TP tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về “phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, công bố vận hành các nền tảng, ứng dụng của Đề án 06. Đây là sự kiện có ý nghĩa đánh dấu bước tiên phong của Thủ đô trong tiến trình chuyển đổi số, tạo phong cách làm việc mới khoa học, hiệu quả, xây dựng Thành phố xanh, thông minh, hiện đại, phát triển bao trùm và bền vững với quyết tâm xây dựng "Chính quyền số - Chính quyền phục vụ", "Doanh nghiệp số - Doanh nghiệp cống hiến", "Xã hội số - Xã hội niềm tin"...

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 3

Hội nghị được kết nối trực tiếp tới điểm cầu 30 quận, huyện và 579 xã, phường, thị trấn với trên 33.000 đại biểu là thành viên Ban Chỉ đạo các cấp, Tổ chuyển đổi số cộng đồng trên địa bàn toàn TP. Không những vậy, cách thức tổ chức hội nghị hoàn toàn mới với việc đưa kỹ thuật 3D Mapping vào các nội dung của chương trình, phần thuyết minh đặc biệt về tiện ích của các nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội, mô phỏng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) do người máy "Happy Hà Nội" thực hiện... Qua đó cho thấy, giờ đây, chuyển đổi số không chỉ là trong suy nghĩ, nhận thức, mà đã trở thành hành động.

Dự và chủ trì hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo TP Hà Nội và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành đã trải nghiệm những tiện ích cơ bản đầu tiên do phòng họp thông minh (I-Cabinet) được đặt tại trụ sở UBND TP Hà Nội mang lại. Theo đó, hệ thống I-Cabinet tích hợp phòng họp thông minh được thiết kế xây dựng nhằm giảm thiểu tối đa khối lượng giấy tờ cồng kềnh hiện đang phải sử dụng trong các cuộc họp, tiết kiệm thời gian họp và chi phí chuẩn bị cho mỗi cuộc họp, đồng thời giúp thông tin và nội dung họp được tất cả các thành viên tham gia cuộc họp tiếp cận một cách tường minh, trực diện.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 4

Tại đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, triển khai Đề án 06 là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, làm cơ sở để chuyển đổi cách sống, làm việc, cách tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để giải quyết các vấn đề thực tiễn, phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp dựa trên công nghệ số.

Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội là đẩy mạnh chuyển đổi số, số hóa các quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, hình thành nguồn tài nguyên số; hướng tới xây dựng Thủ đô trở thành một đô thị xanh, thông minh, hiện đại, bản sắc, đáng sống, tạo động lực phát triển, có hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 5

Thực hiện lộ trình xây dựng chính quyền số hiệu quả, hiện TP Hà Nội đang đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý, điều hành. TP đã triển khai cấp hơn 13.000 chữ ký số cho cán bộ, công chức; vận hành hệ thống giao ban trực tuyến, hệ thống hòm thư điện tử công vụ, hệ thống quản lý điều hành tác nghiệp, hệ thống thông tin báo cáo.

Đồng thời, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (kết nối với Hệ thống quản lý văn bản điện tử TP và thực hiện kết nối với Hệ thống quản lý văn bản điện tử Quốc gia) gắn với sự đánh giá hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính và tiếp nhận phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Thành lập và vận hành chính thức kênh tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân và doanh nghiệp về quy định hành chính qua ứng dụng Zalo (từ tháng 2/2022)…

Tất cả các nhiệm vụ này đều trên tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, hướng tới xây dựng một “Chính quyền số - Chính quyền phục vụ”. Đồng thời đã thay đổi thói quen trong việc thực hiện giao tiếp giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan hành chính: người dân, doanh nghiệp hoàn toàn thay đổi trong nhận thức từ việc đến với cơ quan hành chính là “Hành là chính” sang “cung cấp dịch vụ”; thay đổi từ việc “phải đến trực tiếp” bằng “sử dụng công nghệ” để giải quyết các yêu cầu.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 6

Nếu trước đây, người dân phải đứng xếp hàng dài chờ để làm Phiếu Lý lịch tư pháp. Nhưng nay, chỉ cần vài thao tác nhập thông tin rất đơn giản trên điện thoại thông minh là người dân có thể hoàn thành xong thủ tục làm lý lịch tư pháp hoàn toàn miễn phí, sau 10 ngày kết quả thủ tục được trả tận nhà. Đó là lợi ích lớn nhất mà người dân cảm nhận được từ khi TP Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID.

Theo thống kê về cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID, tính đến ngày 15/11/2024, Sở Tư pháp Hà Nội đã tiếp nhận 107.056 hồ sơ đề nghị cấp Phiếu Lý lịch tư pháp. Trong đó, qua hệ thống dịch vụ công là 27.102 hồ sơ, qua VNeID là 79.954 hồ sơ. Tỷ lệ đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID chiếm tỷ lệ 74,68% tổng số hồ sơ tiếp nhận. Số tiền ngân sách TP hỗ trợ miễn phí cho người dân thực hiện thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID kể từ ngày 1/6/2024 cho đến hết ngày 31/12/2024 (theo quy định tại Nghị quyết số 11/2024/NQ-HĐND ngày 15/5/2024 của HĐND TP) là hơn 10 tỷ đồng.

Đồng thời với đó, số lượng ước tính chi phí cắt giảm của các cơ quan nhà nước khi giảm thiểu được các yếu tố phục vụ tại trụ sở như: điện, nước, không gian, cơ sở vật chất: giấy, in, nhân lực, thời gian lao động - ước giảm 6,85 tỷ đồng khoảng hơn 40 tỷ đồng/năm. Mỗi người dân có thể tiết kiệm gần 400.000 đồng/yêu cầu cấp Phiếu; số lượng công dân đến Sở Tư pháp giảm từ 200 – 300 công dân/ngày xuống còn khoảng 30 – 40 công dân/ngày...

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 7

Tại Hà Nội, việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử cũng mang lại hiệu quả với giá trị sử dụng được cập nhật thông tin liên tục qua các lần khám cùng các thông tin về sức khỏe cơ bản cũng giúp công tác cấp cứu/khám chữa bệnh chính xác, nhanh chóng; giảm thiểu nguy cơ y tế đặc biệt trong công tác sơ cấp cứu ban đầu tại các bệnh viên, cơ sở y tế.

Đối với người dân, được thay thế sổ khám bệnh giấy và sổ tiêm chủng giấy bằng sổ sức khỏe điện tử; người dân đi khám/đi tiêm chủng tại bất kỳ đâu không còn phải mang theo nhiều giấy tờ thông tin khám, điều trị, tiêm chủng trước đó. Điều này giúp người dân biết và tự quản lý, cập nhật thông tin sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình; giảm thời gian đi khám của bệnh nhân do đã chia sẻ dữ liệu, thực hiện liên kết với bảo hiểm...

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 8

Như nhiều ý kiến nhận định, việc xây dựng chính quyền số không chỉ đòi hỏi các cấp chính quyền phải thay đổi tư duy quản lý từ vai trò “lái thuyền” sang “chèo thuyền”, mà còn phải định hướng và dẫn dắt doanh nghiệp, người dân để cùng tham gia vào quá trình giải quyết công việc trong môi trường số.

Tại Hà Nội, ngoài những lợi ích thể hiện bằng con số thì sự đổi thay đáng nói nhất chính là nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và người dân. Thể hiện ở việc, các cơ quan, đơn vị đều tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và triển khai thực hiện nhiệm vụ, khoảng cách giữa chính quyền với người dân ngày càng được rút ngắn.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, triển khai, thực hiện nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn vị, tạo lập cơ sở dữ liệu số cũng giúp đổi mới hoàn toàn hoạt động của bộ máy chính quyền, tiết kiệm được nhiều thời gian, kinh phí. Mọi hoạt động của chính quyền đang hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 9

Từ thực tế triển khai chính quyền số tại Hà Nội, hiệu quả mang lại được rút ra trong cụm từ “3 tăng – 3 giảm”.

Trong đó, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước trong thực hiện các yêu cầu thủ tục hành chính, dịch vụ công và các tiện ích xã hội như giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính (cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính), giảm thời gian chờ đợi (thực hiện thanh toán khi gửi xe, đăng ký khám chữa bệnh bằng Kiosk thông minh...). Đặc biệt giảm các chi phí xã hội (xăng xe, sức khỏe....) – những chi phí chưa nhìn thấy được hiện hữu nhưng lại mang tính bền vững, lâu dài đối với người dân, doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 10

Giảm nhân lực thực hiện – đây được đánh giá là điểm nổi bật trong việc thực hiện mục tiêu “chuyển đổi số là động lực để phát triển và đột phá” – với các ứng dụng hiệu quả đem lại, việc cắt giảm nhân lực để thực hiện mục tiêu tinh giảm biên chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cao. Đơn cử, việc sử dụng kiosk thông minh tại các bệnh viện đã cắt giảm nhân lực đón tiếp; thực hiện chi trả an sinh xã hội, lương hưu hay thanh toán phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa giúp giảm nhân lực thực hiện việc chi trả hay quyết toán hàng ngày tại các đơn vị...

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 11

Giảm thủ tục hành chính, với kết quả đem lại từ ứng dụng công nghệ thông tin, từ thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, xây dựng các dịch vụ công trực tuyến cũng như kết nối các cơ sở dữ liệu, chia sẻ các nền tảng vận hành việc thực hiện cắt giảm các thủ tục hành chính là điều kiện tiên quyết cho thực hiện. Từ việc có cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, các thành phần hồ sơ trong các thủ tục hành chính được cắt giảm; từ việc thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID và sử dụng bản điện tử, thực hiện hoàn toàn việc đề xuất cắt giảm các thủ tục hành chính mà yêu cầu thành phần hồ sơ là bản giấy...

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 12

Cùng với đó, tăng chất lượng phục vụ, với cơ chế giám sát, đánh giá thực thi như hiện nay, chất lượng phục vụ người dân là yêu cầu bắt buộc với các cơ quan, đơn vị. Người dân sử dụng các tiện ích từ các ứng dụng đem lại, liên hệ với cơ quan hành chính tại bất kỳ đâu – bất kỳ thời gian- thời điểm và thao tác nhanh chóng.

Tăng công khai – minh bạch, từ hiệu quả đánh giá của công tác quản lý thuế, khởi tạo hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, từ hiệu quả của công tác quản lý thu chi bảo hiểm xã hội, từ kết quả thu chi giá dịch vụ trông giữ xe... cho thấy hiệu quả công khai – minh bạch đã được chứng minh.

Tăng hài lòng, thước đo đánh giá của cơ quan Nhà nước là sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Các hiệu quả thiết thực đem lại là thể hiện sự hài lòng trong sử dụng các tiện ích đem lại.

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 13

Theo quan điểm được lãnh đạo TP Hà Nội nhấn mạnh, mục tiêu cuối cùng của chính quyền là phục vụ Nhân dân, do đó, các đơn vị, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số không được đi vào hình thức, mà xác định rõ 5 lan tỏa: “biết, hiểu, đồng thuận, tự nguyện và lan tỏa”. Gốc vấn đề là những người tham gia được tuyên truyền, được cảm nhận và trải nghiệm. Do đó, từng phản ánh của người dân phải được các cấp chính quyền “nâng niu”, quan tâm xử lý, từ đó tạo sự lan tỏa tới từng người dân.

(còn nữa)

[Chính quyền số Hà Nội - chính quyền phục vụ] Bài 2: Mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dân - Ảnh 14

06:00 30/11/2024