- Đợt dịch Covid-9 bùng phát thứ 4 đã lan ra hơn 30 tỉnh, thành trên cả nước, khiến các DN taxi vô cùng lao đao. Ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh chủ yếu tác động vào những nơi xe taxi hoạt động như bệnh viện, khu công nghiệp, bến xe, sân bay... Chưa kể, tình hình các địa phương phong tỏa, giao thông vận tải ngừng trệ. Lượng hành khách của xe taxi giảm tới 80 - 90%, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, đời sống người lao động bấp bênh, không có thu nhập. Hàng loạt DN taxi đứng trước nguy cơ phá sản, nợ xấu nguy cơ tăng cao trong hệ thống ngân hàng.Bản thân các DN đã bị ảnh hưởng từ năm 2020, chưa kịp phục hồi trong khi doanh thu nhỏ giọt, nợ thì phình ra. Thậm chí, đã có DN phải bán tài sản đi để trả nợ.Việc tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nhà nước và ngân hàng của DN vận tải đến nay ra sao, thưa ông?- Từ đầu năm 2020 đến nay, các DN taxi mới chỉ được hỗ trợ chậm nộp thuế một chu kỳ 6 tháng dù càng lúc càng chìm sâu vào khó khăn. Còn giai đoạn sau này, DN chậm nộp thuế theo quy định của Nhà nước vẫn sẽ bị cưỡng chế hóa đơn, không cho xuất hóa đơn hoặc thậm chí nặng hơn nữa là đóng mã số thuế. Bên cạnh đó, tiền bảo hiểm xã hội DN chậm nộp cũng tính lãi, rồi thanh tra xuống DN...Theo dự thảo của Bộ LĐTB&XH gửi Bộ KH&ĐT, sẽ cho các DN, trong đó có DN taxi ngừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất nhưng phải đạt điều kiện trả hết nợ cũ từ tháng 4/2021 trở về trước. Muốn ngừng, hoãn, giãn, chậm nộp thuế cũng phải trả nợ cũ đến tháng 3/2021. Riêng đối với ngân hàng, trường hợp đồng ý cho DN vay nợ, chậm nộp, giảm lãi suất thì phải thành lập quỹ trích lập dự phòng. Thử hỏi nếu DN có tiền trả nợ cũ trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh hay trích lập quỹ dự phòng thì có cần phải được hỗ trợ hay không? Đó giống như những rào cản với DN hơn là hỗ trợ.
Cần hỗ trợ cho doanh nghiệp vận tải trong giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19. Ảnh: Tuấn Anh |