Chính trị toàn cầu “dậy sóng” vì bê bối của FIFA

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thông tin 14 quan chức FIFA đã bị bắt giữ vì bị cáo buộc tham nhũng ngay trước thềm cuộc bầu cử quan trọng nhằm tìm ra người đứng đầu tổ chức này vào ngày mai (29/5) đã khiến chính trường toàn cầu “dậy sóng”.

Mặc dù Chủ tịch FIFA Sepp Blatter được khẳng định là không liên quan tới vụ việc nhưng quy mô và mức độ nghiêm trọng của vụ việc khiến cộng đồng quốc tế đặt ra dấu hỏi lớn về khả năng điều hành của ông suốt 4 nhiệm kỳ qua. Các quan chức của Liên đoàn bóng đá châu Âu đã kêu gọi tạm hoãn cuộc bầu cử ngày mai và cho biết sẽ tẩy chay nếu FIFA vẫn quyết định tổ chức bỏ phiếu. 
Chủ tịch FIFA đang đối mặt với bê bối chưa từng có.
Chủ tịch FIFA đang đối mặt với bê bối chưa từng có.
Trong khi đó, Tổng thống Nga V.Putin đã chính thức lên tiếng về vụ việc. Theo ông Putin đây là nỗ lực trắng trợn nhằm chấm dứt kỷ nguyên cầm quyền của Chủ tịch S.Blatter. Đồng thời cáo buộc của giới chức Mỹ đã can thiệp để mở rộng quyền ảnh hưởng tới các quốc gia khác nhất là khi ông Blatter khẳng định sự ủng hộ trước sau như một với World Cup 2018 tổ chức tại Nga.
Chủ tịch FIFA và Tổng thống Nga.
Chủ tịch FIFA và Tổng thống Nga.
Bộ Trưởng Tư Pháp Mỹ Loretta Lynch hôm thứ Tư đã tuyên bố, cuộc bắt giữ các quan chức FIFA cho thấy tình trạng tham nhũng tràn lan, có hệ thống và kéo dài hơn 24 năm qua trong tổ chức bóng đá lớn nhất thế giới này đã tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác.
Nhân viên FBI thu thập chứng cứ tại trụ sở của FIFA.
Nhân viên FBI thu thập chứng cứ tại trụ sở của FIFA.
Tại Nam Phi, chính quyền nước này cho biết sẽ xem xét lại việc Nam Phi giành được quyền đăng cai World Cup 2010. Nhờ có thành công này mà ông Danny Jordaan – cựu Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Nam Phi, người có công mang quyền đăng cai World Cup cho nước này dễ dàng dẫn đầu cuộc bầu cử thị trưởng của Nelson Mandela Bay diễn ra hôm nay (28/5).
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Nam Phi Danny Jordaan.
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Nam Phi Danny Jordaan.