Chính trường Thái Lan vẫn bất ổn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết cuộc bầu cử diễn ra hôm 2/2 là vô giá trị. Trong ảnh: Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hôm 2/2. Ảnh: Reuters

Với 6 phiếu thuận và 3 phiếu chống, Tòa án Hiến pháp Thái Lan ngày 21/3 đã ra phán quyết cuộc tổng tuyển cử diễn ra hôm 2/2 là vi hiến và vô giá trị. Động thái này một lần nữa đặt chính trường Thái Lan vốn đang bất ổn đứng trước nguy cơ mới.

 
Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết cuộc bầu cử diễn ra hôm 2/2 là vô giá trị. Trong ảnh: Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hôm 2/2. Ảnh: Reuters
Kinhtedothi - Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra phán quyết cuộc bầu cử diễn ra hôm 2/2 là vô giá trị. Trong ảnh: Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hôm 2/2. Ảnh: Reuters
Theo Tòa án Hiến pháp Thái Lan, cuộc bầu cử đã vi phạm điều 108, khoản 2 hiến pháp là không được tổ chức trong cùng một ngày và nhiều khu vực không thể tổ chức bỏ phiếu, đồng thời yêu cầu Ủy ban bầu cử và Chính phủ Thái Lan hợp tác để ấn định ngày bầu cử mới. Phán quyết nhấn mạnh, cuộc tổng tuyển cử mới chỉ được tổ  chức trong một ngày duy nhất trong thời hạn không sớm hơn 45 ngày và không quá 60 ngày kể từ ngày 21/3. Trước đó, cuộc bầu cử tốn kém tới 3 tỷ baht hôm 2/2 đã được kỳ vọng là cơ hội để tháo gỡ tình hình bế tắc trên chính trường nước này, vốn đã bị đe dọa nghiêm trọng kể từ sau các cuộc biểu tình phản đối chính phủ hồi tháng 11 của phe đối lập. Ngay sau khi Tòa án đưa ra phán quyết trên, đại diện của Đảng Pheu Thái của Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra gọi phán quyết của Tòa án Hiến pháp sẽ tạo tiền lệ xấu và gây ra nguy cơ mới đối với sự ổn định của đất nước.

Quan điểm trên của đảng Pheu Thái không phải là không có cơ sở, trong bối cảnh Hạ viện sẽ bị giải tán, các cuộc biểu tình phản đối chính phủ vẫn tiếp tục diễn ra. Hiện, chính trường Thái Lan còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp như việc Thủ tướng tạm quyền đang phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng, tình trạng nông dân bất mãn vì chính quyền chậm trả tiền trợ cấp lúa gạo và các vụ tấn công bạo lực diễn ra rải rác đe dọa nguồn lợi du lịch…

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát lại cho rằng, quyết định của Tòa án Hiến pháp Thái Lan sẽ là nút gỡ cho cuộc tổng tuyển cử, góp phần tìm ra lối thoát cho chính trường đang phức tạp hiện nay tại Thái Lan. Nếu Thái Lan chỉ tổ chức bầu cử bổ sung cho cuộc tổng tuyển cử tại 28 khu vực, nhiều khả năng, Đảng Pheu Thái của Thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ thắng cử, trong khi đảng Dân chủ - đảng đối lập lớn nhất không có ghế nào trong Hạ viện sẽ tiến hành mở rộng quy mô các cuộc biểu tình để phản đối kết quả bầu cử. Trong trường hợp bầu cử được tổ chức lại, Đảng Dân chủ nhiều khả năng sẽ tham gia nhưng sẽ loại bỏ một số gương mặt được nhiều người biết tới trong thời gian qua do phản ứng của dư luận. Hiện chưa rõ, tình hình Thái Lan sẽ đi đến đâu nhưng ngòi nổ mâu thuẫn trong xã hội đang đứng trước cơ hội được tháo gỡ khi các đảng phái buộc phải đàm phán với nhau để làm hài lòng cử tri.