Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chọn lọc để hút đầu tư vốn từ FDI

Kinhtedothi - Khu vực FDI đã đóng góp rất nhiều vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên mới, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần chọn lọc kỹ dòng vốn FDI một cách có hiệu quả hơn để đáp ứng được nhu cầu...

Đó là chia sẻ của các nhà quản lý, chuyên gia tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2025 (Vietnam Connect Forum 2025) và Chương trình Rồng Vàng lần thứ 24 do Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (Ban Chính sách, Chiến lược T.Ư) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp tổ chức chiều 23/4.

Các diễn giả tại sự kiện. Ảnh: Hoàng Anh

Phát biểu tại sự kiện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược Trần Thị Hồng Minh cho biết, năm 2025 là một năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi là năm bản lề để Việt Nam bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên mới.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiện diện và song hàng cùng lịch sử của Việt Nam kể từ khi bước vào giai đoạn đổi mới, góp phần giúp Việt Nam đạt được những thành tựu ấn tượng về kinh tế, hội nhập và phát triển bền vững.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược Trần Thị Hồng Minh. Ảnh: Hoàng Anh

Theo số liệu, tính lũy kế đến hết tháng 3/2025, Việt Nam có hơn 42.760 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 510 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế ước đạt gần 327,5 tỷ USD, bằng gần 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Ngày càng nhiều tập đoàn đa quốc gia, các DN lớn với công nghệ hiện đại đã và đang đầu tư tại Việt Nam như Samsung, Intel, Foxxcon, Amkor...

Riêng năm 2024, FDI đóng góp 16,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 72% tổng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp hơn 20 tỷ USD vào ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, thống kê sơ bộ cho thấy, khu vực FDI đã góp phần giải quyết khoảng hơn 5 triệu việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đem lại nguồn thu nhập khả quan cho người lao động.

Thành tựu thu hút FDI trong gần 4 thập kỷ qua đã minh chứng rõ nét về vai trò quan trọng của khu vực kinh tế FDI đối với tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và phát triển thịnh vượng của Việt Nam. Trong giai đoạn tới, dòng vốn FDI được xem là một trong những động lực quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng cao. Giai đoạn 2026 - 2030, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút mỗi năm khoảng 40 - 50 tỷ USD vốn FDI, trong đó vốn FDI giải ngân đạt từ 30 - 40 tỷ USD mỗi năm.

Diễn đàn thu hút đông các chuyên gia nhà quản lý và cộng đồng DN. Ảnh: Hoàng Anh

Các chuyên gia cho biết, trong bối cảnh thương mại toàn cầu trở nên khó đoán định, Việt Nam có thể chủ động tái cấu trúc cách tiếp cận dòng vốn FDI - từ mục tiêu số lượng sang chất lượng, sử dụng lao động hàm lượng công nghệ, trở thành trung tâm sản xuất và trung chuyển mới tại khu vực Đông Nam Á. Do đó, Chủ đề của Diễn đàn năm 2025 bám sát các định hướng lớn của Đảng, kế hoạch hành động của Chính phủ, thúc đẩy các nỗ lực chung nhằm thực hiện thành công các mục tiêu tăng trưởng năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Diễn đàn tập trung thảo luận các vấn đề chính như Cục diện thế giới mới, những thay đổi về chuỗi cung ứng và xu hướng chuyển dịch dòng vốn FDI: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam; Chủ trương, định hướng và chính sách của Việt Nam về chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới: vai trò của khu vực FDI trong mối tương quan và liên kết chặt chẽ, hiệu quả với các khu vực kinh tế trong nước; Gia tăng sự hợp tác giữa DN FDI và DN trong nước cũng như giải pháp tăng cường sự tham gia của DN Việt Nam trong chuỗi cung ứng FDI;…

Top 10 DN FDI tiêu biểu được tôn vinh. Ảnh: Hoàng Anh

Phiên Tham luận có sự tham gia và chia sẻ của lãnh đạo Bộ Tài chính với chủ đề “Nâng cao hiệu quả thu hút FDI và hoạt động của khu vực kinh tế FDI trong bối cảnh mới: giải pháp chiến lược trong thời gian tới”; lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường với chủ đề "Thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường và những định hướng trong giai đoạn mới" và đại diện DN với chủ đề “FDI chiến lược cho kỷ nguyên mới của Việt Nam: từ nơi đón vốn đầu tư đến hệ sinh thái chiến lược".

Phiên thảo luận tập trung vào chủ đề “Chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới: gắn kết khu vực kinh tế FDI và kinh tế trong nước, tạo bứt phá tăng trưởng cao và phát triển bền vững” với sự tham gia và chia sẻ của đại diện các Ban, Bộ ngành trung ương; lãnh đạo Hiệp hội DN nước ngoài và lãnh đạo tập đoàn, DN FDI.

Top 30 DN FDI được tôn vinh. Ảnh: Hoàng Anh

Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn năm 2025, Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times công bố và vinh danh Top 10 và Top 30 các DN FDI tiêu biểu 2025 – Giải thưởng Rồng Vàng 2025 (lần thứ 24) - Golden Dragon Awards 2025 cũng sẽ được tổ chức tiếp sau Phiên toàn thể. 

Đặc biệt, trong khuôn khổ Diễn đàn năm nay, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Chính sách, Chiến lược T.Ư Trần Lưu Quang có buổi gặp gỡ, trao đổi và làm việc với Đoàn lãnh đạo DN, nhà đầu tư FDI tiêu biểu tại Việt Nam, cùng đại diện các hiệp hội DN nước ngoài tại Việt Nam và lãnh đạo các địa phương của Việt Nam.

Nội dung buổi làm việc trao đổi về thực tiễn hoạt động của DN FDI tại Việt Nam (thuận lợi, khó khăn, vướng mắc); nhận định, đánh giá tác động của bối cảnh thế giới mới đến chuỗi cung ứng của DN; chiến lược trong thời gian tới của DN tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa hoạt động của các DN FDI tại Việt Nam và thúc đẩy thu hút các dự án FDI mới.

Ông Trần Lưu Quang khẳng định trong thời gian qua, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục giữ vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Riêng trong năm 2024 vừa qua, tổng vốn FDI đăng ký mới, điều chỉnh, góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp đã đạt gần 38,23 tỷ USD.

Sau khi tiếp nhận các ý kiến và đề xuất từ cộng đồng DN FDI tại buổi làm việc, Trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang đã khái quát lại năm nhóm nhiệm vụ trọng tâm mà Việt Nam cần ưu tiên giải quyết trong thời gian tới, bao gồm: cải cách hành chính và thể chế; xử lý các quy định pháp luật còn chồng chéo; tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng chiến lược; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh chính sách điều tiết, hỗ trợ  DN trong bối cảnh thay đổi về thuế và môi trường kinh doanh toàn cầu.

Hơn 200 doanh nghiệp tham dự triển lãm Contech Vietnam 2025

Hơn 200 doanh nghiệp tham dự triển lãm Contech Vietnam 2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025 vinh danh HANEL và Chủ tịch HANEL 

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á 2025 vinh danh HANEL và Chủ tịch HANEL 

23 Apr, 08:43 PM

Kinhtedothi - Ngày 19/4 vừa qua, Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á & Lễ công bố Thương hiệu Mạnh châu Á 2025 đã diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc. Công ty CP Hanel và Chủ tịch HĐQT Hanel – bà Bùi Thị Hải Yến- được vinh danh với danh hiệu Top 10 Thương hiệu mạnh châu Á và Nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi châu Á tại sự kiện ý nghĩa này.

Dễ dàng mua nhà ở xã hội - trả góp chỉ 200.000 đồng/ngày cùng HDBank

Dễ dàng mua nhà ở xã hội - trả góp chỉ 200.000 đồng/ngày cùng HDBank

23 Apr, 08:37 PM

Kinhtedothi - Với ưu đãi đặc biệt từ chương trình hỗ trợ mua nhà ở xã hội của HDBank, khách hàng chỉ cần chi trả từ 200 nghìn đồng/ngày, thời hạn lên đến 50 năm – dài nhất thị trường cho vay mua nhà ở xã hội. Cơ hội cho người có mức lương dưới 15 triệu đồng/ tháng sở hữu ngôi nhà mơ ước.

Nhận thức đúng, hành động kịp thời để sử dụng điện an toàn sau công tơ

Nhận thức đúng, hành động kịp thời để sử dụng điện an toàn sau công tơ

23 Apr, 08:04 PM

Kinhtedothi - Thời gian qua, tỷ lệ các vụ cháy nổ có nguyên nhân liên quan đến hệ thống, thiết bị điện đáng báo động. Hậu quả mà các vụ hoả hoạn gây ra đã cướp đi nhiều sinh mạng, thiêu huỷ nhiều tài sản. Vấn đề đặt ra hiện nay là an toàn điện sau công tơ đã và đang được thực hiện như thế nào?...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ