Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chọn và sử dụng mứt Tết an toàn

Kinhtedothi - Mứt Tết là món ăn cổ truyền của Việt Nam, nếu như trước đây chỉ có chừng chục loại nhưng ngày nay mứt Tết đa dạng, phong phú với đủ chủng loại. Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý, dù là thực phẩm dinh dưỡng nhưng mứt có thể trở thành bất lợi cho người sử dụng nếu dùng không đúng cách.
Không hợp với người già, trẻ em

Mứt Tết thường quá ngọt, không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao, béo phì, hay người muốn ăn kiêng. Một số loại mứt chứa nhiều loại beta carotene hoặc vitamin A, C như mứt cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi… sẽ bị phân hủy do nhiệt độ và thời gian chế biến mứt quá lâu sẽ làm mất tác dụng của các nhóm vitamin. Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi, vì vậy không tốt khi dùng cho người già, trẻ em, và các phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ; không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.
Chọn mua sản phẩm tại Công ty CP Bánh mứt kẹo Hà Nội.             Ảnh: Quỳnh Linh
Chọn mua sản phẩm tại Công ty CP Bánh mứt kẹo Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Linh
Ngoài ra, nếu ăn nhiều mứt dễ sinh đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó ảnh hưởng đến 2 bữa ăn chính trong ngày. Dưới khía cạnh dinh dưỡng, tốt nhất nên giảm bớt lượng mứt sử dụng và thay thế bằng cách ăn các loại trái cây tươi như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, hồng, dâu, táo… có lợi cho sức khỏe. Có thể thay thế mứt Tết bằng các loại hạt ngũ cốc hoặc hạt bí, đậu phộng, hạt điều, riêng với hạt dưa thì lưu ý vì nếu được nhuộm bằng phẩm màu ngoài danh mục sẽ gây hại cho sức khỏe.

Chọn mua mứt ở đâu?

Mứt Tết trên thị trường hiện nay liệu có an toàn luôn là băn khoăn, lo lắng của nhiều người tiêu dùng. Dù các cơ quan chức năng đã và đang phối hợp thanh, kiểm tra chặt chẽ các mặt hàng mứt Tết. Nhưng thực tế “mứt ba không” (không nhãn mác nguồn gốc, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng) vẫn len lỏi vào thị trường, và được bán ở khắp nơi như Hàng Buồm, chợ Đồng Xuân, Hàng Đường, chợ Hà Đông… cũng như hình thức kinh doanh online.

Ngoài ra, vẫn còn những cơ sở chế biến mứt thủ công không đảm bảo ATTP như nơi phơi nguyên liệu bụi bẩn, thùng xô chậu ngâm mứt cáu bẩn, rồi các loại phụ gia không được phép sử dụng như hóa chất tẩy trắng, phẩm màu, đường hóa học, hàn the… đều có nguy cơ độc hại với sức khỏe. Một số cơ sở sản xuất không hợp vệ sinh, có thể gây nhiễm khuẩn, làm phát sinh một số bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
Hiện nay, nhiều gia đình đã tự chế biến mứt cổ truyền cho ngày Tết, điều này cần khuyến khích vì giữ được hương vị ngày Tết và đảm bảo ATTP. Hoặc các mẹ nên chọn mứt của Việt Nam nhưng được chế biến bởi các công ty lớn, có thương hiệu, có nhãn mác đầy đủ, có ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ