Giai đoạn chững” của thị trường Bất động sản – Xây dựng và bất lợi từ dịch Covid-19Năm 2019, các nguồn việc của ngành Bất động sản – Xây dựng giảm rõ rệt ở hầu hết các phân khúc: Chung cư, văn phòng, khách sạn …, tại các đô thị lớn số lượng dự án mới rất ít. Trong đó đáng chú ý là sự tác động của việc rà soát, kiểm soát chặt chẽ luật đất đai, thủ tục cấp phép dự án và siết chặt nguồn tín dụng cho Bất động sản. Có thể thấy rõ đà tăng của thị trường trong năm 2019 đã chững lại.
Theo ông Cao Tùng Lâm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings “Giai đoạn phát triển nào cũng đều có “giai đoạn chững”, hay còn gọi là “giai đoạn tự điều chỉnh”. Nhà nước cần điều chỉnh chính sách để tác động vào thị trường”, doanh nghiệp cũng phải cấu trúc lại tổ chức của mình cho phù hợp.
Hai khó khăn lớn phải đối mặt do dịch Covid-19 gây ra cho ngành xây dựng chính là vấn đề về suy giảm lực lượng lao động từ cán bộ, công nhân và đến đối tác và nguyên vật liệu đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có khó khăn trong giao dịch, giải quyết công việc bởi đặc thù của ngành xây dựng phải làm việc ngoài trời, ra quyết định hàng ngày với số lượng rất đông công nhân. Về nguyên vật liệu, dịch bệnh gây đình trệ sản xuất, gián đoạn, thiếu hụt nguồn cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu toàn cầu, đặc biệt từ Trung Quốc, khi phục hồi sản xuất thì chưa thể đáp ứng ngay với nhu cầu thị trường, dự báo rằng các sản phẩm nguyên vật liệu sẽ tăng giá hoặc các đơn hàng có thể kéo dài lâu hơn.
Công ty Phục Hưng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về uy tín, chất lượng sản phẩm và tính chuyên nghiệp trong ngành xây dựng Việt Nam và là đơn vị đầu tư kinh doanh bất động sản. Tuy đã có sự chủ động trong tổ chức quản lý nhưng Phục Hưng Holding cũng không tránh khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Dù không sử dụng nguồn lao động từ Trung Quốc và đã có nhiều hình thức động viên, nhưng việc huy động lao động đến các dự án hiện nay của doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 50-60%.
|
Công trình CT1-Lô H9, Khu đô thị StarLake Tây Hồ Tây do Phục Hưng làm nhà thầu thi công. |
Sự sàng lọc trên thị trường và một số giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp thoát khỏi “chững bước”Sàng lọc là một quy luật tự nhiên nhằm thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội, theo Ông Cao Tùng Lâm: “sự sàng lọc trên thị trường sẽ thúc đẩy doanh nghiệp bước tiếp để phát triển, mỗi doanh nghiệp cũng tự soi xét, điều chỉnh lại cơ chế của mình”.
Giai đoạn này sẽ định vị lại các doanh nghiệp trong ngành một cách rõ nét, khoảng 2-3 năm về trước, số lượng nhà đầu tư bất động sản, nhà thầu xây dựng ở Việt Nam rất nhiều, nhưng đến nay con số này đã và đang giảm dần. Đây là một quá trình chọn lọc các doanh nghiệp hướng tới sự chuyên môn hóa, chuyên nghiệp cao.
Theo ông Cao Tùng Lâm, để thúc đẩy thị trường phát triển thoát khỏi giai đoạn chững hiện nay, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 sự can thiệp, hỗ trợ từ phía Nhà nước và các ngân hàng là rất cần thiết.
Nhà nước cần có sự điều chỉnh lại chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, đồng bộ văn bản pháp luật theo kịp được xu thế phát triển đa dạng của sản phẩm bất động sản. Bộ Xây dựng nên có giải pháp giúp gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản trong giai đoạn trước mắt và tiếp theo (sau dịch).
Ngân hàng nên có chính sách ổn định, tạo điều kiện cho khối các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản, thay vì điều tiết hoặc thay đổi chính sách quá nhiều lần trong năm. Ngoài ra, đứng trước những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, ngân hàng nên sớm có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất hoặc hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung.
Bên cạnh đó, sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch Covid 19 là “đại dịch”, đây cũng là dịp để có các đánh giá cụ thể về những tác động của “đại dịch” Covid 19 như: ảnh hưởng của “đại dịch” đối với người lao động, đối với các nhà thầu…, vì thế các hợp đồng liên quan đến ngành Xây dựng cần được điều chỉnh theo “đại dịch” sao cho phù hợp.
Phía các doanh nghiệp, đơn vị trong ngành xây dựng cần bình tĩnh, tự tin trước diễn biến tiêu cực của “đại dịch”. Các nhà đầu tư cần chia sẻ, không nên tạo thêm các áp lực về lao động, tài chính, tiến độ song hành trước sức ép “đại dịch” cho nhà thầu. Các đối tác, bạn hàng nên đồng hành, cùng chia sẻ khó khăn trong giai đoạn hiện nay với các doanh nghiệp. Điều này thể hiện tính nhân văn, rất đáng trân trọng.
Dự báo chính về xu hướng phát triển của thị trường Bất động sản – Xây dựng trong năm 2020Dự báo về xu hướng phát triển của thị trường Bất động sản – Xây dựng Việt Nam trong năm 2020, ông Cao Tùng Lâm đã đưa ra 3 dự báo chính:
Thứ nhất, khó có khả năng “sốt nóng” về giá với bất động sản trong năm 2020. Trường hợp “sốt nóng” do cung – cầu là không có, nếu có thì đó là tự do những người môi giới không “làm sạch nhu cầu” tạo ra bằng các nghệ thuật bán hàng để thu hút sự quan tâm của người mua. Tuy nhiên, với công nghệ và sự minh bạch thông tin hơn trên thị trường, sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư, sự sàng lọc dự án ngày càng kỹ lưỡng sẽ không có hiện tượng độc quyền nên khó đẩy giá, thổi giá tạo thị trường ảo.
Thứ hai, nhu cầu căn hộ để ở tại các thành phố dành cho giới trẻ có khả năng gia tăng, phân khúc nhà ở chung cư với loại hình nhà nhỏ có thể tạo đà cho các năm tiếp theo. Một mặt, giới trẻ ngày nay đang dần quen và thích ứng tốt với cuộc sống chung cư, văn hóa “tấc đất cắm dùi” hiện nay rất mờ nhạt. Mặt khác, theo lối sống mới của giới trẻ hiện nay, nhu cầu chỗ ở của các cặp vợ chồng trẻ bắt đầu đi vào sự gọn nhẹ hơn. Những căn hộ chung cư khoảng 50-60m2 ở các thành phố lớn đang rất thu hút.
Thứ ba, phân khúc condotel có dấu hiệu tích cực. Vấn đề liên quan đến xác định chủ quyền cho condotel nếu được Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua sẽ là điểm gỡ pháp lí tốt, là điểm sáng cho thị trường trong năm 2020. Việc những người có nhu cầu mua thêm nhà vừa để sở hữu, vừa để kinh doanh sẽ có lợi cho cả xã hội lẫn nhà đầu tư.