Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chủ tịch HĐQT trường Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ ra 4 nguyên nhân giáo viên xử phạt học sinh gây phẫn nộ

Thủy Trúc
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 14/12, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bộ GD&ĐT tổ chức Tọa đàm áp lực của giáo viên, nguyên nhân và giải pháp.

Nêu ý kiến tham luận về bạo lực học đường, giáo viên xử phạt học sinh gây phẫn nộ dư luận xã hội trong thời gian qua, Chủ tịch HĐQT trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy) Nguyễn Văn Hòa đã chỉ ra 4 nguyên nhân.

Thầy Nguyễn Văn Hòa cho biết, ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm thực hiện lấy chỉ số hạnh phúc và sự tiến bộ của học trò để đánh giá chất lượng của nhà trường.
Trước hết là giáo viên vi phạm đạo đức, có hành động phản giáo dục. Thực chất, 70% giáo viên của chúng ta được đạo tạo theo cách cũ, rất cổ hủ. Giáo viên cứ nghĩ được đào tạo ra là để dạy mọi người. Đó là vấn đề rất nghiêm trọng.
Nguyên nhân thứ hai được TS Nguyễn Văn Hòa chỉ ra, đó là mục tiêu của chúng ta. Lâu nay chúng ta thực hiện; dạy học sinh ngoan, nghe lời thầy cô. Vì thế, thầy cô bức xúc khi học sinh hư. Thế rồi, có thầy cô không kiềm chế được cảm xúc, đã điên lên có những hành động phản giáo dục để đưa học sinh vào khuôn khổ.
Một nguyên nhân thứ ba, đó là lối dạy của chúng ta chỉ cung cấp kiến thức, dẫn đến mọi người đều chạy theo điểm số. Dẫn đến, mỗi khi học sinh đi học về, bố mẹ cứ hỏi con được mấy điểm. Vì chạy theo thành tích, thi dua, cho nên các trường đã gây áp lực lên giáo viên, giáo viên gây áp lực lên học sinh.
Nhà trường không tạo ra được môi trường thân thiện cũng là một nguyên nhân. Vì thế cần thay đổi, môi trường giáo dục là nơi yêu thương đối với các thầy cô. Không phải, mỗi lần thầy cô mắc điểm thì bắt đầu viết tường trình, bị điều tra…
Một vấn đề nữa đó là việc tập huấn cho giáo viên chưa đúng cách, áp đặt, kể cả việc bồi dưỡng nghiệp vụ. “Tập huấn cho giáo viên chỉ là đi đến chơi, chụp ảnh, up facebook. Tập huấn phải làm sao cho giáo viên làm mới mình…” - thầy Hòa nói.
Từ thực tiễn đang được áp dụng tại trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo TS Nguyễn Văn Hòa, nhà trường phải làm sao cho giáo viên thấy được hạnh phúc. Việc dạy trong nhà trường là dạy người chứ không chạy theo kiến thức.
“Nhà trường nên thoát khỏi lối dạy chỉ cung cấp kiến thức. Muốn thế thì phải thay đổi cách thi cử đã gây ra áp lực cho học sinh” - thầy Hòa đề nghị. Và cần phải thay đổi cách đánh giá học sinh. Ở trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm từ vài năm nay đã thực hiện quan tâm chỉ số hạnh phúc và chỉ số tiến bộ của học trò để đánh giá chất lượng của nhà trường.
Để giải bài toán áp lực giáo viên, thầy Nguyễn Văn Hòa đề xuất 4 ý kiến. Bộ GD&ĐT đào tạo hiệu trưởng để giúp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Giám đốc Sở GD&ĐT để làm chuyển biến giáo viên. Về việc này, các trường sư phạm đào tạo 8.000 - 10.000 hiệu trưởng - đó là những người phải hơn người thầy một cái đầu, hiệu trưởng luôn phải nâng mình lên.
Các trường triển khai ngay tư tưởng về việc đào tạo hình thành nhân cách trong Nghị quyết 29 của Trung ương. Chứ không phải đợi đến khi có chương trình mới ra đời mới thực hiện.
Và, trường Đại học Sư phạm Hà Nội nên xác định mục tiêu đào tạo giáo viên của mình. Đó là đào tạo những người làm thầy và truyền cảm hứng cho những thế hệ học sinh.