|
- Tôi không hiểu tại sao Bộ GTVT mà đặc biệt là Vụ Vận tải vẫn xếp Uber, Grab vào loại hình kinh doanh xe hợp đồng. Có thể nói ngoài Bộ GTVT ra, hiện nay tất cả các cấp ngành chức năng khác và cả xã hội đều coi đó là xe taxi. Tôi cho rằng cần phải làm rõ vì sao Vụ Vận tải lại kiên quyết bảo lưu quan điểm này; liệu có gì không minh bạch ở đây?Theo ông phải quản lý Uber, Grab như thế nào?- Trước hết phải nhìn nhận đúng bản chất thì mới tìm ra cách quản lý hữu hiệu. Thực tế Uber, Grab là xe taxi. Nói thì nhiều nhưng tóm gọn lại chỉ có một ý, đó là quản lý Uber, Grab như taxi thông thường. Nghĩa là phải có dấu hiệu nhận biết bằng logo, màu sắc riêng, phải nộp thuế, phí theo đúng quy định của pháp luật đối với loại hình taxi, phải bị hạn chế số lượng… Quan trọng nhất, Uber, Grab phải đặt máy chủ tại Việt Nam, chia sẻ dữ liệu hoạt động để cơ quan chức năng quản lý.Nếu phải làm như taxi truyền thống thì taxi công nghệ có còn ưu việt nữa hay không?- Quan điểm của tôi là trước hết phải thượng tôn pháp luật. Việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh là cần thiết và đúng đắn nhưng không thể núp dưới chiêu bài đó để lách luật, gây thiệt hại cho Nhà nước, cạnh tranh không lành mạnh, đẩy taxi truyền thống đến “đường cùng”.Ngoài ra, hiện nay cả Uber và Grab đều không nhận trách nhiệm trước bất cứ sự cố nào đối với khách hàng, người lái xe không được hưởng các chế độ bảo hiểm, phải trả chiết khấu cao. Như vậy thì chính những người dân Việt Nam đang trở thành công cụ cho họ lợi dụng để kiếm tiền mà không hề được bảo vệ, quan tâm. Đối với xã hội, hệ lụy từ việc gia tăng số lượng xe chạy Uber, Grab đang làm gia tăng UTGT tại các đô thị lớn. Hệ lụy đó dĩ nhiên là chúng ta gánh chứ Uber, Grab tự cho mình quyền “không liên quan”.Xin cảm ơn ông!