Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà báo lớn - là người khai sáng, người thầy vĩ đại của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Sinh thời, Người rất quan tâm đến công việc viết báo và hoạt động báo chí.

Năm 1921, để tập hợp các lực lượng cùng chí hướng, Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí châu Á có mặt ở Paris sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, Hội ra tờ báo: ”Người cùng khổ” làm cơ quan ngôn luận của Hội. Nguyễn Ái Quốc vừa là chủ bút, vừa là phóng viên, vừa là người biên tập chính. Báo "Người cùng khổ," cơ quan ngôn luận của vô sản thuộc địa do Người sáng lập, làm chủ bút kiêm chủ nhiệm, phát hành trong những năm 1922 đến năm 1924, từ Paris kêu gọi và tổ chức các dân tộc bị áp bức vùng lên giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
























Không để báo chí lỡ "chuyến tàu" AI
Kinhtedothi - Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những bước đột phá lớn trong lĩnh vực truyền thông, các chuyên gia tại Hội thảo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh", do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sáng 15/5 chung nhận định: Báo chí Việt Nam cần nhanh chóng thích ứng với công nghệ để không bỏ lỡ "chuyến tàu" cách mạng trí tuệ nhân tạo AI.

Phát huy truyền thống của báo chí để đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới
Kinhtedothi - Sáng 16/5, Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, TP khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ 30 do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội, với chủ đề “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới”.

Khác biệt làm nên bản sắc của báo chí Thủ đô
Kinhtedothi - Trong hệ sinh thái báo chí, báo chí Hà Nội có một vị thế đặc biệt - không chỉ là trung tâm thông tin lớn nhất cả nước, mà còn là nơi hội tụ những giá trị chuẩn mực, mang đậm bản sắc đô thị và chiều sâu văn hóa.