Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chủ tịch Quốc hội: Quy định thành lập DN trong hợp tác xã là cần thiết

Kinhtedothi - Sáng 20/9, tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mục đích của dự án Luật nhằm sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Hợp tác xã hiện hành, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho phát triển của các tổ chức kinh tế hợp tác. Đồng thời, hoàn thiện quy định về huy động, phát triển thành viên; loại bỏ các quy định gây trở ngại gia nhập thị trường; bảo đảm và phát huy đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của mô hình kinh tế hợp tác. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển năng động, hiệu quả, bền vững, thực sự là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn

Dự Luật gồm 12 Chương, 117 Điều (Luật Hợp tác xã năm 2012 gồm 9 Chương, 64 Điều), bám sát 5 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Cụ thể gồm: Hoàn thiện các quy định về bản chất hợp tác xã, phát triển thành viên hợp tác xã; Mở rộng phạm vi điều chỉnh và hoàn thiện các quy định về loại hình tổ chức kinh tế hợp tác, tổ chức đại diện; Mở rộng thị trường, nâng cao khả năng huy động vốn, tạo động lực cho hợp tác xã phát triển; Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị, điều hành hợp tác xã; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế tập thể.

Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội qua thẩm tra sơ bộ cũng nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Hợp tác xã (sửa đổi). 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tờ trình Dự Luật. Ảnh: Quochoi.vn

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, về tên gọi của Dự Luật, Chính phủ xin ý kiến Quốc hội về tên Dự án Luật thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác. Trong thẩm tra, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cân nhắc giữ tên như đã đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 là Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Về tổ hợp tác, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy, các nội dung quy định về nội dung này còn khá mờ nhạt, chưa đủ cơ sở để Quốc hội xem xét, quyết định; đề nghị bổ sung làm rõ điều kiện để chuyển đổi Tổ hợp tác thành hợp tác xã như các điều kiện về số lượng thành viên, nguồn lực tài chính, tài sản, quy mô hoạt động…

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị chưa luật hóa các nội dung liên quan đến Liên đoàn Hợp tác xã tại Dự Luật lần này; Làm rõ nguồn hình thành, cơ chế vận hành và cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã ở T.Ư và ở cấp tỉnh.…

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Trong thảo luận, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, Dự Luật lần này đã tiến rất xa, có nhiều điểm mới, nội dung chính sách đầy đặn. Với sự chuẩn bị như vậy, trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan thẩm tra, có thể tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện Dự Luật để trình Quốc hội thảo luận đúng thời hạn. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng tình giữ tên gọi là Luật Hợp tác xã (sửa đổi) vì khái niệm hợp tác xã gắn với lịch sử phát triển, các Luật ban hành năm 1996, 2003, 2012 đều lấy tên là Luật Hợp tác xã. Quốc tế có Liên minh Hợp tác xã, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng có tổ chức này; khái niệm hợp tác xã đã đi sâu vào tiềm thức, bao gồm cả truyền thông và pháp luật dẫn chiếu cũng rất thuận lợi. Hơn thế, tuy tên gọi là Luật Hợp tác xã, nhưng không ngăn cản việc bổ sung phạm vi điều chỉnh, ví dụ phạm vi điều chỉnh của Luật Quản lý thuế bao gồm thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, nên có thống kê đánh giá kỹ lưỡng hơn, thống kê các điều khoản liên quan trong Bộ luật Dân sự, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… rà soát lại tính đồng bộ giữa các quy định trong Dự Luật để bảo đảm tính tuân thủ của hệ thống pháp luật.

Về Liên đoàn hợp tác xã, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, nên có chính sách thí điểm trước, sau đó mới xem xét việc có luật hóa hay không, vì hiện tại chưa đủ cơ sở về lý luận và thực tiễn. Mô hình này vừa có tư cách pháp nhân, tổ chức kinh tế nhưng lại có tính chất như tổ chức xã hội, nghề nghiệp. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng góp ý về quy định thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã và cho rằng việc thành lập này là rất cần thiết. Theo Chủ tịch Quốc hội, cho đến nay, không thấy có quy định nào và cũng không ai khuyến khích chuyện hợp tác xã chuyển đổi thành doanh nghiệp, nhưng lại cho phép thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã. 

Từ những ví dụ trong thực tế, có những hợp tác xã đang có các doanh nghiệp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vviệc sửa đổi lần này cố gắng quy định thật rõ chính sách này, bởi hiện Dự Luật chưa được đột phá lắm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ