Hiện trường vụ sụt lún tại thôn Hòa Lạc, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội
|
Theo đó, ngày 3/4, báo Kinh tế & Đô thị có bài “Hà Nội: Sụt lún đất khiến nhiều hộ dân phải sơ tán” phản ánh hiện tượng sụt lún đất tại thôn Hòa Lạc, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức (hôm 2/4). Chính quyền địa phương đã có các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người dân. Bài báo cũng thông tin vào năm 2006, 2010 tại địa phương cũng xảy ra những sự cố sụt lún tương tự...
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ sụt lún đất, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức khẩn trương kiểm tra, tổ chức khảo sát địa chất, quan trắc địa hình, tìm hiểu nguyên nhân, kết luận và đề xuất biện pháp khắc phục xử lý sự cố.
Cùng với đó, phải tăng cường rà soát, thăm dò hiện trạng địa chất tại các khu vực khác trên địa bàn để có phương án ứng phó kịp thời. Chủ tịch cũng giao Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức đảm bảo tuyệt đối an toàn và điều kiện sinh hoạt cho các hộ dân tại khu vực sụt lún, báo cáo Thành ủy, UBND TP trước ngày 12/4/2016. Như báo Kinh tế & Đô thị đã đưa tin, khoảng 8h30 ngày 2/4, tại khu vực nhà anh Nguyễn Văn Bắc và bà Nguyễn Thị Sợi (thôn Hòa Lạc, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã xảy ra hiện tượng sụt lún nghiêm trọng làm đổ các trụ cổng và công trình phụ, sân, vườn của hai hộ dân trên và một đoạn đường ngõ xóm. Anh Nguyễn Văn Đề, em trai anh Nguyễn Văn Bắc, một trong những nhân chứng kể lại, vào khoảng hơn 8 giờ sáng, trong nhà anh Bắc có 4 người đang ngồi uống nước thì nghe tiếng “rắc” của vết nứt giữa sân. Chỉ trong vòng 15 phút sau, vết nứt đã tạo thành hố sâu và đến 10 giờ sáng, vết nứt đã rộng thêm hàng chục mét, “nuốt chửng” 3 cánh cổng xuống dưới. Ngay lập tức, gia đình đã sơ tán đồ đạc và báo cáo cơ quan chức năng của địa phương. Đồng thời, cảnh báo người dân địa phương không đi lại qua tuyến đường đã bị sụt lún. Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Hoành - Chủ tịch UBND xã An Tiến cho biết, chiều tối ngày 2/4, toàn bộ các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đã được chính quyền địa phương hỗ trợ sơ tán đến nơi an toàn. Ông Hoành cho biết thêm, đây không phải lần đầu trên địa bàn xã An Tiến xảy ra hiện tượng sụt lún. Năm 2006, cũng tại thôn Hòa Lạc, cách vị trí bị sụt lún ngày 2/4 khoảng 100m đã xảy ra một hố sụt lún với độ sâu một cây tre. Tiếp đó, năm 2010, khi một hộ gia đình tại thôn Hòa Lạc tiến hành khoan giếng cũng xảy ra hiện tượng sụt lún. Ngoài ra, trên cánh đồng của thôn, khi người dân lấy nước vào sản xuất cũng diễn ra hiện tượng tương tự. Nước trên ruộng rút toàn bộ xuống các hố sâu. Để xử lý tạm thời, chính quyền địa phương đã phải rải sỏi, đá san lấp mặt ruộng để cho người dân tiếp tục sản xuất. Điều này cho thấy, nguyên nhân sụt lún có thể do địa chất của thôn Hòa Lạc yếu và có nhiều hố, mạch ngầm sâu chưa được khảo sát, gây ra sự cố bất cứ lúc nào. Theo quan sát của phóng viên, vị trí sụt lún cách lòng sông Thanh Hà khoảng 100m.
Cùng với đó, phải tăng cường rà soát, thăm dò hiện trạng địa chất tại các khu vực khác trên địa bàn để có phương án ứng phó kịp thời. Chủ tịch cũng giao Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức đảm bảo tuyệt đối an toàn và điều kiện sinh hoạt cho các hộ dân tại khu vực sụt lún, báo cáo Thành ủy, UBND TP trước ngày 12/4/2016. Như báo Kinh tế & Đô thị đã đưa tin, khoảng 8h30 ngày 2/4, tại khu vực nhà anh Nguyễn Văn Bắc và bà Nguyễn Thị Sợi (thôn Hòa Lạc, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã xảy ra hiện tượng sụt lún nghiêm trọng làm đổ các trụ cổng và công trình phụ, sân, vườn của hai hộ dân trên và một đoạn đường ngõ xóm. Anh Nguyễn Văn Đề, em trai anh Nguyễn Văn Bắc, một trong những nhân chứng kể lại, vào khoảng hơn 8 giờ sáng, trong nhà anh Bắc có 4 người đang ngồi uống nước thì nghe tiếng “rắc” của vết nứt giữa sân. Chỉ trong vòng 15 phút sau, vết nứt đã tạo thành hố sâu và đến 10 giờ sáng, vết nứt đã rộng thêm hàng chục mét, “nuốt chửng” 3 cánh cổng xuống dưới. Ngay lập tức, gia đình đã sơ tán đồ đạc và báo cáo cơ quan chức năng của địa phương. Đồng thời, cảnh báo người dân địa phương không đi lại qua tuyến đường đã bị sụt lún. Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Hoành - Chủ tịch UBND xã An Tiến cho biết, chiều tối ngày 2/4, toàn bộ các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đã được chính quyền địa phương hỗ trợ sơ tán đến nơi an toàn. Ông Hoành cho biết thêm, đây không phải lần đầu trên địa bàn xã An Tiến xảy ra hiện tượng sụt lún. Năm 2006, cũng tại thôn Hòa Lạc, cách vị trí bị sụt lún ngày 2/4 khoảng 100m đã xảy ra một hố sụt lún với độ sâu một cây tre. Tiếp đó, năm 2010, khi một hộ gia đình tại thôn Hòa Lạc tiến hành khoan giếng cũng xảy ra hiện tượng sụt lún. Ngoài ra, trên cánh đồng của thôn, khi người dân lấy nước vào sản xuất cũng diễn ra hiện tượng tương tự. Nước trên ruộng rút toàn bộ xuống các hố sâu. Để xử lý tạm thời, chính quyền địa phương đã phải rải sỏi, đá san lấp mặt ruộng để cho người dân tiếp tục sản xuất. Điều này cho thấy, nguyên nhân sụt lún có thể do địa chất của thôn Hòa Lạc yếu và có nhiều hố, mạch ngầm sâu chưa được khảo sát, gây ra sự cố bất cứ lúc nào. Theo quan sát của phóng viên, vị trí sụt lún cách lòng sông Thanh Hà khoảng 100m.