Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chưa đủ cơ sở kết luận xâm phạm tác quyền

Kinhtedothi - Chiều 2/3, Bộ GD&ĐT đã có kết luận nội dung tố cáo ông Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, sao chép nhiều phần tài liệu "Một số vấn đề kỹ thuật điện áp cao ở siêu cao áp và cực cao áp" năm 1993 của PGS.TS Võ Viết Đạn trong giáo trình "Kỹ thuật điện cao áp" xuất bản năm 2007, xâm phạm quyền tác giả quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Theo đó, sau khi xem xét nội dung giải trình và tài liệu do người bị tố cáo cung cấp, cũng như các thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được, kết quả tham khảo ý kiến tư vấn của cơ quan chuyên môn, Bộ GD&ĐT kết luận: Nội dung tố cáo ông Trần Văn Tớp đúng một phần. Tuy nhiên, việc người tố cáo cho rằng ông Trần Văn Tớp xâm phạm quyền tác giả quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 là chưa đủ cơ sở pháp lý để chấp nhận. Thực tế ông Trần Văn Tớp biên soạn Giáo trình năm 2007 theo nhiệm vụ được giao, có ký hợp đồng và biên soạn giáo trình theo quy định của ĐH Bách khoa Hà Nội; có nêu việc sử dụng nội dung Tập bài giảng của GS.TS Võ Viết Đạn tại Lời nói đầu và Danh mục tài liệu tham khảo; Giáo trình năm 2007 đã được ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức thẩm định, xuất bản, xác nhận là tài liệu học tập biên soạn phục vụ công tác đào tạo.

Bộ GD&ĐT đã đưa ra biện pháp xử lý đối với ông Trần Văn Tớp: Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân về việc sử dụng nội dung Tập bài giảng năm 1993 của GS.TS  Võ Viết Đạn khi biên soạn giáo trình năm 2007 nhưng không chỉ rõ các nội dung đã sử dụng; đứng tên tác giả độc lập của giáo trình có sử dụng một số nội dung trong Tập bài giảng của GS.TS Võ Viết Đạn; dẫn chiếu chưa chính xác về Tập bài giảng của GS.TS Võ Viết Đạn trong Giáo trình năm 2007. Ông Tớp phải chỉ rõ các nội dung đã sử dụng; xác định rõ tác giả và/hoặc chủ biên của Giáo trình năm 2007 tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng Tập bài giảng năm 1993 theo quy định của pháp luật; đính chính các sai sót về dẫn chiếu trong Giáo trình năm 2007.

Bộ GD&ĐT yêu cầu ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ đạo, kiểm tra ông Trần Văn Tớp trong việc thực hiện các nội dung nêu trong kết luận này. Và, phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật thực hiện việc đính chính, bổ sung, chỉnh sửa Giáo trình năm 2007 theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tổ chức rút kinh nghiệm về công tác biên soạn giáo trình, tránh để xảy ra các sai sót tương tự. Bộ GD&ĐT giao Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội xem xét, đánh giá mức độ ảnh hưởng về sai sót để đề xuất biện pháp xử lý.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

12 May, 04:44 PM

Kinhtedothi – Giáo dục quyền con người không chỉ là một môn học mà là một quá trình thấm nhuần các giá trị nhân văn, dân chủ vào nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Việc đầu tư vào giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là một đầu tư chiến lược cho tương lai của đất nước.

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

12 May, 01:36 PM

Kinhtedothi – Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS, giao hiệu trưởng xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình thay vì trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện cấp bằng như hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

11 May, 11:43 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/5/2025, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã tổ chức lễ công bố ba chuyên ngành đào tạo mới thuộc chương trình Cử nhân Kinh tế quốc tế.

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

11 May, 10:38 AM

Kinhtedothi - Hội Khuyến học các cấp phát huy truyền thống hiếu học của Hà Nội trong Kỷ nguyên mới, xây dựng các mô hình học tập. Từ các mô hình này lan tỏa ra cộng đồng dân cư để tạo thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội tập. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ