Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chùa Hương đón hàng nghìn du khách trong ngày mở cửa

Kinhtedothi - Ngày 16/2, khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chính thức mở cửa đón du khách sau thời gian dài đóng cửa phòng dịch. Ngay từ sáng sớm, nhiều du khách đã đổ về bến đò tại suối Yến, mua vé thăm quan vãn cảnh tại chùa Hương.

Hôm nay (16/2), khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chính thức mở cửa đón du khách sau thời gian dài đóng cửa phòng, chống dịch Covid-19. Ngay từ sáng sớm, nhiều du khách đã đổ về bến đò tại suối Yến, mua vé tham quan, vãn cảnh tại chùa Hương.

Du khách xuống đò tham quan khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

Anh Trần Thành Hưng (Mê Linh, Hà Nội) cho biết, từ đầu xuân Nhâm Dần,  anh cùng gia đình đã có mong muốn đến chùa Hương hành lễ, vãn cảnh nhưng do chùa Hương đóng cửa để phục vụ công tác phòng, chống dịch nên anh đã không thể đi. Khi biết thông tin chùa Hương mở cửa trở lại anh cùng gia đình đã thu xếp công việc để đến chùa Hương từ ngày 15/2, đợi sáng 16/2 chùa chính thức mở cửa, cả gia đình vào lễ để tránh tình trạng chen chúc, đông đúc.

Du khách đổ về tham quan chùa Hương trong ngày đầu mở cửa.

Theo ghi nhận, sáng 16/2 tuy lượng khách đổ về khu di tích thắng cảnh Hương Sơn có đông hơn những ngày vừa qua nhưng không xảy ra tình trạng chen chúc, lộn xộn hay ùn ứ.

Công tác phòng, chống dịch được địa phương thực hiện nghiêm, trên dòng suối Yến các lực lượng chức năng địa phương thường xuyên tuần tra nhắc nhở các chủ đò cũng như du khách đảm bảo đúng quy định về phòng, chống dịch.

Suối Yến sáng 16/2.

Trưởng Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) Nguyễn Bá Hiển cho biết: Trong 5 ngày thực hiện quá trình chạy thử nghiệm, toàn bộ hệ thống để kiểm tra công tác phòng dịch Covid-19 từ ngày 11/2 đến nay, khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) đã đón khoảng 1,5 vạn lượt khách tham quan, vãn cảnh được đảm bảo tuyệt đối an toàn phòng chống dịch.

Ông Nguyễn Bá Hiển cho biết thêm, dự kiến trong ngày 16/2 sẽ có khoảng 5.000 du khách tới tham quan, vãn cảnh và lễ chùa tại khu di tích. Ban tổ chức đã bố trí khoảng 3.000 thuyền để sẵn sàng phục vụ, chuyên chở du khách. Ban Quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn khuyến cáo du khách thực hiện nghiêm túc quy định 5K của Bộ Y tế, riêng đối với các du khách chưa tiêm đủ liều vaccine, thì không nên đến khu di tích để đảm bảo sức khỏe chính mình và cho cộng đồng.

Công tác phòng , chống dịch được kiểm soát chặt chẽ, du khách được yêu cầu thực hiện nghiêm 5K

Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Cảnh cho biết, để đảm bảo công tác phòng chống dịch ở chùa Hương, tại 3 cổng trạm vào khu di tích huyện Mỹ Đức đã bố trí đầy đủ lực lượng yêu cầu du khách thực hiện nghiêm 5K: 100% du khách đeo khẩu trang (bố trí bán khẩu trang bổ sung), sát khuẩn tay, khai báo y tế bằng mã QR.

Du khách lên chùa Thiên Trù (khu di tích thắng cảnh Hương Sơn).

Ngoài ra, huyện cũng bố trí 8 chốt kiểm soát dịch và 3 lều y tế lưu động để xử lý các tình huống dịch bệnh phát sinh, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ sốt, ho, mệt mỏi có yếu tố dịch tễ.

Tại ga cáp treo, huyện Mỹ Đức cũng đã thành lập tổ y tế thường xuyên vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn tại các cabin. Yêu cầu khách đeo khẩu trang, giảm số lượng ngồi trên cabin và giữ khoảng cách.

Chùa Hương chuẩn bị đón khách trở lại

Chùa Hương chuẩn bị đón khách trở lại

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ