80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chưa nên bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội nghiêm trọng

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ trong phiên họp chiều nay 26/5, các ý kiến tán thành với sự cần thiết phải sửa đổi Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần cân nhắc kỹ việc bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Bởi nếu đưa quy định này vào Luật thì dễ tạo nơi ẩn náu, luồn lách cho các cá nhân khi phạm tội tham nhũng, lãng phí, thiếu tinh thần trách nhiệm.
Đối với quy định sửa đổi, b
ĐB Nguyễn Đức Chung (đoàn Hà Nội) phát biểu ý kiến về sửa đổi Bộ luật Hình sự.
Định hướng hạn chế các trường hợp áp dụng hình phạt tử hình là nhằm đảm bảo phù hợp cam kết quốc tế song cần dựa trên cơ sở rà soát thực tiễn pháp luật Việt Nam. Một số ý kiến đề nghị chưa nên bỏ hình phạt tử hình đối với các tội tham nhũng, tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, Tội chống loài người, Tội phạm chiến tranh.

 Đại biểu Nguyễn Đình Quyền - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo lần này chưa đáp ứng yêu cầu dân chủ hóa hơn nữa trong hình sự, chưa phúc đáp yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và các cam kết quốc tế. Các quy định cần sửa thì không được đề cập mà cái không cần thì chỉnh đi chỉnh lại.

 Đối với quy định sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, đại biểu Nguyễn Đức Chung (đoàn Hà Nội) cho rằng việc áp dụng 3 biện pháp thay thế xử lý hình sự: Gồm khiển trách; hòa giải tại cộng đồng và giám sát, giáo dục tại gia đình hoặc giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức là không khả thi. Bởi trên thực tế tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội đang có xu hướng gia tăng.

Tham gia ý kiến về trường hợp trên 70 tuổi không phải chịu mức án tử hình, đa số các ý kiến đều không đồng tình. Đại biểu Trần Ngọc Vinh (đoàn Hải Phòng) cho rằng đối với một số tội nghiêm trọng thì vẫn phải xử lý nghiêm khắc đối tượng này. Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói: Nếu không cẩn thận, sẽ xảy ra tình trạng người trên 70 tuổi nhận tiền để đứng ra nhận tội thay, lúc ấy khó xử lý vô cùng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

19 Jul, 07:42 PM

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18/7 đến ngày 19/7/2025 tại Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng khai mạc, bế mạc Hội nghị.

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ