Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán 19/1: Cổ phiếu ngân hàng là đầu tàu kéo thị trường tăng 12 điểm

Kinhtedothi - Nhóm cổ phiếu ngân hàng liên tục là nhóm cổ phiếu dẫn đầu thị trường trong những phiên vừa qua. Trong phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu này cũng đóng vai trò làm đầu tàu, kéo VN-Index tăng 12 điểm.

Cổ phiếu ngân hàng tác động tích cực nhất lên chỉ số

Trong phiên giao dịch hôm nay, mặc dù độ rộng thị trường không quá lớn nhưng “sức mạnh” của nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đủ lực đẩy VN-Index tăng vọt. Theo thống kê, ngân hàng đóng góp 8/15 mã cổ phiếu tác động tích cực nhất lên chỉ số. Trong đó chỉ riêng 3 mã BIDV, VCB và CTG đóng góp 7 điểm tăng. Đáng chú ý, toàn bộ 13 mã ngân hàng trong nhóm VN30 đều kết phiên hôm nay trong sắc xanh.

Toàn thị trường có 411 mã tăng, 302 mã giảm

Kết phiên hôm nay 19/1, VN-Index tăng 12,44 điểm (tương đương 1%) lên 1.181,5 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số chịu tác động tiêu cực nhất từ 2 các mã thuộc nhóm bất động sản và chứng khoán, như: VHM,  VND, PDR, DIG,VIC, DXG, SSI, BSI, HCM.

Luật Đất đai sửa đổi vừa được thông qua, tuy nhiên thị trường có vẻ chưa mấy tích cực về sự hồi phục của ngành bất động sản, xây dựng. Cổ phiếu xây dựng và tư vấn xây dựng đã có một phiên giao dịch giằng co, trong đó, các mã phân hóa lớn. Toàn nhóm xây dựng có 32 mã tăng so với 34 mã giảm. HBC tiếp tục tăng trần. Trong khi đó, 2 mã anh cả thuộc họ Vin là VIC và VHM lại giảm nhẹ.

Ở nhóm sản xuất, các cổ phiếu vốn hóa lớn đều ghi nhận diễn biến khả quan. Cụ thể, HPG tăng 0,54%, VNM tăng 0,89%, MSN tăng 2,11%, SAB tăng 1,49%, GVR tăng 0,95%. Các mã còn lại phân hóa rõ rệt, tăng - giảm - đứng giá tham chiếu đan xen.

Cổ phiếu năng lượng và bán lẻ phân hóa: GAS tăng 1,86%, POW tăng 1,32%, PLX tăng 1,01% nhưng PGV giảm 1,07%; MWG tăng 0,44%, FRT tăng 0,2%, DGW đứng giá tham chiếu còn PNJ giảm 0,9%.

Cổ phiếu hàng không giao dịch tích cực khi VJC và HVN lần lượt tăng 0,67% và 1,21%.

Thanh khoản phiên hôm nay tiếp tục được cải thiện với hơn 662 triệu cổ phiếu được giao dịch thành công, tương đương 14.796 tỷ đồng. Trên toàn thị trường, tổng giá trị giao dịch trong phiên đạt 16.620 tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng phiên thứ 8 liên tiếp trên sàn HoSE. Cụ thể, khối ngoại mua ròng 254 tỷ đồng, tập trung vào các mã HPG, STB, MWG, VPB, VHM.

Thanh khoản nhóm cổ phiếu ngân hàng vượt xa các nhóm ngành

Chỉ riêng trong phiên hôm nay, thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng đã đạt hơn 4.150 tỷ đồng, bỏ xa nhóm bất động sản (2.367 tỷ đồng) và nhóm chứng khoán (1.996 tỷ đồng).

Trong top 10 chỉ số vốn hóa của thị trường, ngân hàng đóng góp 5 cái tên: VCB (517 nghìn tỷ đồng), BID (284 nghìn tỷ đồng), CTG (175 nghìn tỷ đồng), VPB (156 nghìn tỷ đồng), TCB (123 nghìn tỷ đồng). Vốn hóa của các ngân hàng này vẫn không ngừng tăng lên những ngày gần đây.

Theo các chuyên gia, việc cổ phiếu ngân hàng tạo sóng thời gian qua do một số yếu tố.  Nguyên nhân thứ nhất đến từ việc NHNN công bố mức tín dụng cho năm 2024 khá cao. Nguyên nhân thứ hai, gần như Fed sẽ giảm lãi suất trong thời gian sắp tới. NHNN có khả năng sẽ giảm tiếp lãi suất điều hành để hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp.

Cuối cùng, đến từ việc một số quỹ đầu tư bắt đầu giải ngân trở lại cho chu kỳ đầu tư năm mới.

Đặc biệt, dòng vốn ngoại đã có động thái quay trở lại mua ròng liên tục cổ phiếu ngân hàng, điều này thúc đẩy nhu cầu mua của khối tự doanh.

Nhiều chuyên gia đánh giá, năm sau tăng trưởng ngành này sẽ quay trở lại tốt hơn năm 2023, ước tính dao động tăng trưởng ở mức 15-20%, lạc quan có thể lên đến 23%.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đầu tư chứng khoán trước “tâm bão” thuế quan: Chờ đợi hay hành động?

Đầu tư chứng khoán trước “tâm bão” thuế quan: Chờ đợi hay hành động?

08 Apr, 08:49 AM

Kinhtedothi- Căng thẳng thuế quan giữa Mỹ và các đối tác thương mại đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc dữ dội. Việt Nam với độ mở kinh tế lớn, không nằm ngoài tâm bão. Phiên giảm mạnh nhất trong lịch sử của VN-Index diễn ra chỉ sau một thông báo từ chính quyền Tổng thống Mỹ về việc áp thuế ở mức cao đột ngột- một cú sốc được giới chuyên gia gọi là “Thiên Nga đen” của năm 2025.

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ