Dòng tiền yếu
Bước vào phiên giao dịch hôm nay, TTCK Việt Nam kỷ niệm tròn 21 năm ngày giao dịch đầu tiên. Khác với 2 phiên trước, sáng nay lực cầu khá yếu, trong khi đó lực cung chờ trực bán.
Trên bảng điện tử hầu hết các nhóm cổ phiếu đều bị phân hóa. Trong rổ VN30, những mã xanh điểm chủ yếu là ngân hàng, thép xăng dầu hỗ trợ cho thị trường.
Cụ thể, nhóm VN30 phân hóa có 14 mã tăng và 14 mã giảm. Những mã cổ phiếu ngân hàng nhưng mức tăng chỉ ở dưới 1%, như VCB, TCB, CTG, MBB, TPB, HDB. Cùng với đó, VN-Index có sự hỗ trợ của một vào mã vốn hóa lớn khác như GAS, VIC, SSI, PLX, MWG…, mức tăng cũng chỉ ở dưới 1%. Chỉ duy nhất trong nhóm VN30 có HPG cao nhất 1,4% lên mức giá 46,850 đồng/CP. Cổ phiếu HPG cũng là mã dẫn đầu sàn HOSE với khối lượng khớp lệnh đạt 12,14 triệu đơn vị; STB khớp 8,57 triệu đơn vị; HSG khớp hơn 8 triệu đơn vị nhưng đứng sắc đỏ.
Ngược lại, nhiều bluechip phiên sáng nay vẫn chịu áp lực bán nên giảm nhẹ dưới 1% gồm VHM, VNM, VRE, BID, BVH, FPT, MSN, KDH,…
Nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa sáng nay cũng bị phân hóa. Trong khi những cổ phiếu ngân hàng có được sắc xanh nhạt chỉ dưới 1%; còn khá nhiều mã giảm khá sâu như: ASM, FRT MSH BWE … giảm từ trên 1% đến gần 3%.
Chốt phiên sáng, VN-Index tăng nhẹ 0,79 điểm, tương đương tỷ lệ tăng 0,06% lên 1.277,72 điểm, giảm khá mạnh 36% cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng hôm qua ngày 27/7.
Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, diễn biến của thị trường cũng không có nhiều thay đổi so với sáng. Lực cầu yếu ớt, còn lực cung luôn chờ sẵn. Cứ một nhịp tăng nhẹ thì lại có đợt bán ra ở mức giá thấp ngay từ thì, do đó chỉ số VN-Index giằng co quanh ngưỡng tham chiếu.
Các nhóm cổ phiếu tiếp tục phân hóa mạnh. Nhóm VN30 có 13 mã tăng và 16 mã giảm. Cổ phiếu ngân hàng và thép trong nhóm này hỗ tích cực cho chỉ số. Cụ thể như các mã ngân hàng VCB tăng 2,1% lên 97.000 đồng/CP; các mã tăng trên 1% có HDB, CTG, còn xanh nhạt là BID, TPB, MBB.
Cùng tăng trong nhóm VN30 có HPG tăng 1,1%; TCH tăng 1,9%; PDR tăng 1,2%. Ngoài ra còn có một số mã tăng nhẹ dưới 1% như: VIC, SSI, PLX, GAS.
Ngược lại, nhóm giảm giá có NVL giảm sâu nhất mất 2,3% xuống 104.100 đồng/CP; cùng các mã giảm trên 1% như FPT, KDH, VHM, POW, VPB và VRE. Cùng nhóm giảm dưới 1% như VJC, VNM, TCB, STB, SBT, REE, MWG, MSN, BVH.
Thanh khoản cao nhất sàn vẫn là HPG khớp 21,2 triệu đơn vị; STB khớp 17,5 triệu đơn vị. Đây là 2 mã bluechip có mức thanh khoản trên 10 triệu đơn vị trong rổ VN30. Còn lại các mã VPB, VHM, TCB, CTG, TPB, TCH, SSI, POW, MBB chỉ khớp từ 4-7 triệu đơn vị, một mức khớp lệnh thấp kỷ lục trong nhiều phiên trước đó của các mã này.
Tương tự, nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa cũng bị phân hóa. Trong đó, nhóm tăng giá và khớp lệnh cao tập trung vào cổ phiếu ngân hàng, thép, tài chính, bất động sản như: AAA, ITA, KBC, OCB, ABS, AGG, DIG. DPM, HID, HHS tăng trên 1 đến trên 4%
Trong đó, AAA khớp trên 5 triệu đơn vị; AGG khớp trên 2 triệu đơn vị; DIG khớp trên 7 triệu đơn vị; ITA khớp 6,8 triệu đơn vị; KBC khớp 13,1 triệu đơn vị; OCB khớp 3,8 triệu đơn vị. Nhóm tăng tăng nhẹ dưới 1% có FLC, HSG, trong đó FLC khớp 5,3 triệu đơn vị; HSG khớp 12,5 triệu đơn vị. Một vào mã có được giá trần như ELC, HCD…, trong đó ELC có hơn 1,1 triệu đơn vị; HCD có 1,5 triệu đơn vị.
Trong khi đó, giảm sâu nhóm này có các mã như HDG giảm 4,9%, khớp 3,7 triệu đơn vị; DCM, FRT, IJC, ROS … giảm trên dưới 1%; trong đó FRT có 4,2 triệu đơn vị; IJC khớp 6 triệu đơn vị; ROS khớp 4,3 triệu đơn vị.
Chốt phiên chiều, sàn HOSE có 141 mã tăng và chỉ có 214 mã giảm, VN-Index nhích nhẹ 0,14 điểm, tương đương tăng 0,1% lên 1.277,07 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 406,88 triệu đơn vị, giá trị 13.064,87 tỷ đồng, giảm mạnh 28,2% về khối lượng và giảm 29,5% về giá trị so với phiên hôm qua 27/7.
Sàn HNX, hôm nay cũng có diễn biến gần giống HOSE. Trong đó, nhóm HNX30 cũng phân hóa mạnh.
Những mã đứng dầu sàn chỉ có SHB tăng nhẹ 0,4%, khớp 7 triệu đơn vị; NVB tăng mạnh nhất 3,3%, khớp 4,3 triệu đơn vị; HUT tăng 2,5, khớp 3,9 triệu đơn vị.
Ngược lại, các mã bluechip giảm là PVS giảm 0,8%, khớp 5,2 triệu đơn vị; SHS giảm 0,7%, khớp 4,1 triệu đơn vị. Ngoài ra PVB, MBS, NBC, CEO, BVS đều giảm trên dưới 2%.
Chốt phiên, HNX có 67 mã tăng, 112 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 0,25 điểm, tương đương tăng 0,08% lên 306,25 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 74,7 triệu đơn vị, giá trị 1.874,8 tỷ đồng.
Thị trường vẫn trong xu hướng giảm
Sau 3 phiên gần đây, tăng điểm khá tốt từ đầu đến giữa phiên, tuy nhiên áp lực bán khá mạnh đã khiến các chỉ số thu hẹp đà tăng vào cuối phiên và đóng cửa chỉ còn tăng nhẹ. Điểm khá tiêu cực trong 2 phiên giao dịch trước là khối lượng giao dịch gia tăng đáng kể khi áp lực bán gia tăng và đồng thời cũng tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khi khối lượng giao dịch khớp lệnh trên chỉ số VN30 tăng hơn 24%. Trong phiên hôm nay, lực cầu yếu ở tất cả các nhóm cổ phiếu. Đặc biệt, cứ mức giá nhích tăng trên 1% ở một số cổ phiếu vốn hóa lớn thì lực cung bán ra lại mạnh, khiến cho VN-Index rung lắc.
Theo chuyên gia của SSI, tín hiệu này hoàn toàn trái ngược với phiên đầu tuần khi khối lượng khớp lệnh trên nhóm VN30 sụt giảm mạnh thì thị trường tăng điểm. Điều này cho thấy trong khi lực cầu mua đuổi giá cao đang khá yếu và áp lực bán khi thị trường giảm điểm lại luôn thường trực.
Với tín hiệu trên của thị trường, SSI cho rằng: Khả năng thị trường vẫn đang nằm trong xu hướng giảm điểm ngắn hạn bắt đầu từ vùng đỉnh 1.400 điểm vẫn còn cao. Vì vậy, nhiều khả năng chỉ số VN-Index vẫn sẽ tiếp tục điều chỉnh về vùng hỗ trợ mạnh gần nhất 1.200 - 1.171 điểm trước khi hình thành xu hướng tiếp theo.
Tương tự, chỉ số VN-Index30 vẫn đang có khả năng cao đã bắt đầu quay trở lại xu hướng giảm điểm ngắn hạn kể từ vùng đỉnh 1.550 điểm. Vùng hỗ trợ mạnh gần nhất trên chỉ số này hiện đang nằm tại 1.330 – 1.300 điểm. Nhiều khả năng chỉ số VN30 sẽ tiếp tục điều chỉnh về vùng hỗ trợ này trước khi xác định xu hướng tiếp theo.
Theo chuyên gia của VPS, xu hướng của VN-Index thế này là hợp lý. Bởi, chỉ số VN-Index sau giai đoạn giảm cần sự tích lũy để đi lên. Qua các phiên, hầu hết các nhóm cổ phiếu đều có sự đồng thuận nhưng lực cầu yếu đã ép chỉ số khó tăng. Thị trường rất cần lực cầu mạnh, nếu không VN-Index chỉ đi ngang trong biên độ hẹp.
Chuyên gia khuyến nghị, từ tín hiệu phiên giao dịch cuối tuần trước cho đến những phiên giao dịch đầu tuần này cho thấy chỉ số VN-Index có nhiều khả năng sẽ quay trở lại xu hướng giảm điểm. Với định giá thị trường hiện đang bắt đầu rẻ, trong trường hợp VN-Index phá vùng hỗ trợ gần nhất nằm tại 1.225 điểm sẽ là cơ hội để nhà đầu tư bắt đầu giải ngân vào. Nếu thị trường giảm sân hơn mức này thì nhà đầu tư nên tiếp tục gia tăng tỷ trọng.
Nhóm các cổ phiếu sẽ dẫn đắt thị trường trong thời gian tới sẽ là các cổ phiếu ngân hàng, nhóm trung bình và nhỏ. Bởi kết quả kinh doanh quý 2 khởi sắc. Do đó nhà đầu tư cần tập trung đầu tư vào nhóm các cổ phiếu này khi VN-Index đắt đầu đảo chiều đi lên.