Sau phiên giữ điểm cho VN-Index phiên chiều qua, nhóm cổ phiếu họ nhà Vingroup nhờ 5 mẫu xe mới vừa ra mắt công chúng thế giới, bước vào phiên sáng nay nhóm 3 cổ phiếu VIC, VHM, VRE vẫn cho thấy tín hiệu tích cực khi mở cửa trong sắc xanh. VRE có lúc nới biên độ tăng trên 3%.
Tuy nhiên, đến cuối phiên cả 3 mã này đều giảm giá, cùng với đó là hàng loạt mã vốn hóa lớn trên HOSE dừng chân trong sắc đỏ, khiến VN-Index cũng lùi dưới tham chiếu.
Cụ thể, rổ VN30 có tới 22 mã giảm giá, trong đó VRE và NVL giảm mạnh nhất cùng mất 1,4%; các mã VIC, BVH, SSI đều giảm trên 1%, cùng sắc đỏ HPG, SAB, VHM, VNM, FPT, TPB, TCB, SSI… Ở chiều ngược lại, nhóm xăng dầu trong rổ VN30 hỗ trợ tích cực nhất cho thị trường với POW tăng tốt 3,9% lên mức giá 20.000 đồng/CP, thanh khoản sôi động nhất thị trường đạt 24,63 triệu đơn vị. Đứng sau về mức tăng là GAS tăng 2,2%, PLX tăng 1,3%; ngoài ra mã bán lẻ MSN tăng 2,1%, còn BID, GVR và MBB tăng nhẹ trên dưới 0,5%.
Nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa sáng nay vẫn chứng kiến sự tích cực đến từ nhóm cổ phiếu họ FLC, trong đó AMD và HAI đều tăng hết biên độ, trong khi FLC tăng 4% lên 21.950 đồng/CP, ROS tăng 1% lên 15.350 đồng/CP. Trong đó, FLC khớp gần 19,5 triệu đơn vị, ROS khớp hơn 15 triệu đơn vị, AMD khớp 12,5 triệu đơn vị; HAI khớp 11,84 triệu đơn vị. Các mã HQC, HAG, HNG, LCG, SCR, DLG, LDG… đều có mức tăng tốt.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán có mã BCG tăng trần 6,8%, khớp 6,1 triệu đơn vị; cùng với FIT, AGR, APG, HCM, VIX, BVS tăng điểm. Còn lại khá nhiều mã đứng trong sắc đỏ như VND, SSI, VCI, TVS, TVB, FTS, SHS, MBS, CTS...
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 177 mã tăng và 252 mã giảm, VN-Index giảm 1,49 điểm, tương đương giảm 0,1% xuống 1.527,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 583 triệu đơn vị, giá trị 18.110,75 tỷ đồng, giảm 10,9% và giảm 7,15% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.
Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, nhóm bluechip trên HOSE tiếp tục lùi sâu, khiến chỉ số VN30-Index có lúc mất gần 14 điểm. Còn VN-Index rung lắc quanh tham chiếu. Tưởng chừng chỉ số VN-Index giữ lại sắc xanh, nhưng đợt khớp ATC đã bị đẩy xuống dưới tham chiếu.
Các mã xăng dầu trong rổ VN30 tiếp tục hỗ trợ thị trường, trong khi đó nhóm cổ phiếu họ nhà Vingroup lại gây áp lực, với VIC và VRE tiếp tục lùi sâu. Trong đó, VRE đứng phiên mất 2,4% xuống 34.750 đồng/CP; VIC giảm 2,2% xuống 102.200 đồng/CP; cùng với đó NVL giảm 2% xuống 86.400 đồng/CP; TPB giảm 2,4% xuống 41.000 đồng/CP; STB giảm 2,3% xuống 31.950 đồng/CP; CTG giảm 2,4% xuống 33.200 đồng/CP; VPB giảm 1,6% xuống 34.600 đồng/CP; MWG giảm 1,5% xuống 135.500 đồng/CP. Cùng sắc đỏ VNM, SSI, SAB, TCB, PDR, HPG, KDH, FPT, BVH, ACB giảm từ 0,2-1,3%.
Ngược lại, nhóm xăng dầu có GAS hạ biên độ nhưng vẫn tăng mạnh 3,7% lên 107.500 đồng/CP; tăng mạnh nhất rổ VN30 là POW tăng 4,7% lên 20.150 đồng/CP; PLX tăng 1,4% lên 56.300 đồng/CP. Cùng với đó, BID tăng tốt 3,2% lên 39.200 đồng/CP; VCB và MBB cùng tăng 0,9%, còn VHM và MSN, tăng nhẹ 0,1%.
Thanh khoản tốt nhất nhóm VN30 có POW khớp lệnh cao nhất thị trường với 32,87 triệu đơn vị; STB khớp 28,1 triệu đơn vị; VRE khớp 16,4 triệu đơn vị; HPG khớp 16,3 triệu đơn vị; SSI khớp 13,97 triệu đơn vị; VPB khớp 11,9 triệu đơn vị.
Trong khi nhóm bluechip gây áp lực lên chỉ số thì nhóm nhỏ và vừa vẫn hỗ trợ tích cực cho VN-Index. Đáng kể nhất là nhóm cổ phiếu họ “FLC” với FLC đã nới biên độ tăng lên giá trần cùng AMD tại các mức giá lần lượt là 22.500 đồng và 10.250 đồng/CP. ROS tăng mạnh 5,26% lên 16.000 đồng/CP. Trong đó, FLC thanh khoản đứng thứ 2 trên thị trường chỉ sau POW với 31,69 triệu đơn vị, ROS khớp 29,8 triệu đơn vị; AMD khớp 12,7 triệu đơn vị.
Ngoài nhóm họ nhà “FLC”, cổ phiếu bất động sản (BĐS) – xây dựng nhỏ và vừa tăng tốt phiên chiều còn có BCM, DIG, LDG, NBB, QCG, SGR, VPH, CII, HID, NHA, UDC tăng lên mức giá trần. Còn DRH tăng 4,2%; HQC tăng 4,3%; HTN tăng 4,6%; VRC tăng 6,6%; các mã DXG, TN1, CCL, CRE, HAR, SCR … tăng từ trên 1% đến trên 3%.
Trong đó, thanh khoản tốt có HQC khớp 29,3 triệu đơn vị; LDG khớp 15,3 triệu đơn vị; ITA giảm 1,1%, khớp 15,6 triệu đơn vị; DXG khớp 10 triệu đơn vị; SCR khớp 13,1 triệu đơn vị.
Nhóm dịch vụ tài chính vẫn phân hóa nhưng nhiều mã tăng tích cực hơn phiên sáng. Cụ thể, BCG tiếp tục giữ mức giá trần tại 25.900 đồng/CP; VIX tăng 5,5% lên 34.600 đồng/CP. Các mã AGR, APG, BSI tăng 1-1,7%; còn OGC, ORS, FIT tăng tè 0,4-0,6%. Trong khi đó, FTS, CTS giảm 2,2-2,4%; TVS giảm 1,7%; VND giảm 1,5%; TVB giảm 1,1%, các mã IBC, HCM, VCI giảm nhẹ. Trong đó VIX thanh khoản 9,7 triệu đơn vị; FIT khớp 10,9 triệu đơn vị; BCG khớp 6,68 triệu đơn vị; VND khớp 6 triệu đơn vị.
Chốt phiên chiều, sàn HOSE có 211 mã tăng và 247 mã giảm, VN-Index giảm nhẹ 0,09 điểm, tương đương giảm 0,01% về mức 1.528,48 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1.027,12 triệu đơn vị, giá trị 31.899,79 tỷ đồng, giảm gần 23% về khối lượng và giảm 9,8% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trong khi sàn HOSE chịu áp lực từ nhóm bluechip thì sàn HNX lại được hưởng lợi từ nhóm này. Rổ HNX30 có tới 22 mã tăng, kéo chỉ số HNX30-Index tăng trên 23 điểm, hỗ trọ cho HNX-Index tăng mạnh.
Cụ thể, nhóm HNX30 tăng tốt có L14 tăng lên mức giá trần 10% tại 371.200 đồng/CP; IDC cũng lên sát mức trần tăng 9,9% lên 78.000 đồng/CP, khớp 3,7 triệu đơn vị; CEO tăng 7,1% lên 92.500 đồng/CP, khớp 6,7 triệu đơn vị; DTD tăng 5,4% lên 58.100 đồng/CP; LHC và NBC tăng 4,5% và 5,6%. Ngoài ra, TNG tăng 5,6% lên 36.100 đồng/CP, khớp 4,4 triệu đơn vị.
Nhóm xăng dầu trong rổ HNX30 cùng tăng tốt với PVS tăng 2,5% lên 29.000 đồng/CP, khớp cao nhất nhóm HNX30 với 10,55 triệu đơn vị; PVC tăng 2,4%. Mã chứng khoán SHS tăng 1% lên 51.500 đồng/CP, khớp 6,5 triệu đơn vị.
Chốt phiên, sàn HNX có 160 mã tăng và 85 mã giảm, HNX-Index tăng mạnh 8,95 điểm tương đương tăng 0,94% lên 493,84 điểm, gần mức cao nhất ngày và lập đỉnh mới. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 153,3 triệu đơn vị, giá trị 4.379,5 tỷ đồng, tăng hơn 9% về khối lượng và tăng 12,2% về giá trị so với phiên hôm qua