Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán tuần 10/2-14/2: VN-Index tạo nền tích lũy, khối ngoại giao dịch trái chiều

Tuần giao dịch vừa qua, thị trường biến động mạnh khi VN-Index mở đầu bằng một nhịp điều chỉnh sâu nhưng nhanh chóng phục hồi trong những ngày sau đó. Kết tuần VN-Index tăng 0,07% lên mức 1.276,08 điểm, tiếp tục hướng đến vùng kháng cự mạnh 1.280-1.300 điểm.
Ảnh minh họa  

Thị trường đã có tuần thứ 4 tăng điểm liên tiếp từ vùng giá 1.220 điểm. VN-Index chịu áp lực bán khá đột biến trong phiên đầu tuần này trước thông tin áp thuế thép của Mỹ. VN-Index sau đó phục hồi tốt ở vùng hỗ trợ 1.260 điểm và tăng điểm trở lại.

Xét trên biểu đồ tuần, VN-Index chỉ có mức tăng nhẹ (+0,07%) khi kết tuần, nhưng vẫn là yếu tố tích cực khi trong tuần thị trường đã có nhịp test về vùng hỗ trợ quanh mốc 1.260 điểm để tích lũy thêm động lượng và đảo chiều tăng điểm sau đó, củng cố cho xu hướng tăng đã được thiết lập trong 3 tuần tăng điểm trước. Xác suất cao là VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong tuần tiếp theo, nhưng không loại trừ khả năng sẽ có phiên tăng/giảm đan xen để test khoảng “Gap tăng giá 1.270 – 1.274 điểm” trong phiên cuối tuần rồi mới quay lại xu hướng chính để hướng tới mốc kháng cự 1.300 điểm.

Độ rộng thị trường khá tích cực ở hầu hết các nhóm ngành ngoại trừ nhóm Công nghệ thông tin, dịch vụ tiêu dùng điều chỉnh khá mạnh. Nổi bật là nhóm viễn thông, khoáng sản, cao su, dệt may, dầu khí...

Thanh khoản thị trường cải thiện tốt với khối lượng giao dịch trên HOSE tăng 4,8% so với tuần trước, là tuần thứ 4 thanh khoản gia tăng, thể hiện dòng tiền đang cải thiện khá tốt. Nhiều mã có lực cầu giá lên gia tăng, thanh khoản đột biến. Khối ngoại bán ròng trên HOSE với giá trị -1.842 tỷ đồng trong tuần này.

Theo Công ty Chứng khoán Beta, lực cầu tăng mạnh vào cuối tuần, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục hướng đến công phá vùng kháng cự mạnh, tuy nhiên, áp lực chốt lời ngắn hạn có thể xuất hiện tại các ngưỡng quan trọng. Trong bối cảnh hiện tại, dòng tiền vẫn đang có sự phân hóa giữa các nhóm ngành, đặc biệt tập trung vào các cổ phiếu trụ và nhóm có nền tảng cơ bản tốt. Điều này giúp thị trường duy trì đà tăng nhưng cũng đồng thời tạo ra sự luân chuyển dòng tiền, khiến nhịp điều chỉnh có thể diễn ra. Chiến lược phù hợp lúc này là tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, ưu tiên các mã có nền tảng tốt và được dòng tiền hỗ trợ tốt. Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng hợp lý, tránh mua đuổi tại các vùng kháng cự.

Chuyên gia CSI cho rằng, nhà đầu tư cần tiếp tục kiên trì với quan điểm nắm giữ danh mục và tận dụng các nhịp rung lắc của thị trường chung để gia tăng thêm tỷ trọng ở các mã cổ phiếu đang có lợi nhuận.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thêm giải pháp hỗ trợ tiểu thương quản lý thanh toán không tiền mặt

Thêm giải pháp hỗ trợ tiểu thương quản lý thanh toán không tiền mặt

25 Apr, 05:16 PM

Kinhtedothi- Sau gần một năm có mặt trên thị trường, thiết bị thông báo chuyển khoản và quản lý giao dịch Loa Ting Ting do Công ty CP 9Pay- đơn vị trung gian thanh toán được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước- đã phát triển đã nhanh chóng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các tiểu thương và hộ kinh doanh nhỏ trên toàn quốc.

Bộ Tài chính: Hơn 11.000 nhà đất công không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích

Bộ Tài chính: Hơn 11.000 nhà đất công không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích

24 Apr, 08:52 PM

Kinhtedothi- Liên quan đến việc xử lý các cơ sở nhà đất dôi dư, Cục trưởng Cục Công sản- Bộ Tài chính Nguyễn Tân Thịnh cho biết, theo thống kê đến cuối năm 2024, có 11.034 cơ sở nhà đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích. Các cơ sở dôi dư chủ yếu tập trung ở các điểm trường, trạm y tế ở miền núi, vùng sâu xa, khó khăn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ