Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

"Chung một dòng sông": Ký ức hào hùng, bi tráng của Quảng Trị

Kinhtedothi - Chương trình "Chung một dòng sông" bắt đầu vào 20 giờ ngày 26/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu Nghị Việt Xô, Hà Nội.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị, 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Báo Nhân Dân, Hội Nhà báo Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Chung một dòng sông”.

Chương trình nhằm tái hiện những ký ức hào hùng, bi tráng của mảnh đất thép Quảng Trị với con sông gắn với một giai đoạn lịch sử của đất nước là sông Bến Hải, qua đó thể hiện khát vọng hòa hợp dân tộc, tình yêu quê hương xứ sở.

Sau nhiều thập kỷ kể từ khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1975), trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các vết thương về tâm lý sau chiến tranh đối với người Việt trong nước về cơ bản đã lành, cách biệt đã không còn. Và điều này cũng diễn ra trong tư tưởng, tình cảm, quan hệ người Việt xa xứ với người trong nước.

Có thể nói, tinh thần dân tộc, cội nguồn quê hương là điều sâu thẳm nhất gắn kết những con người Việt Nam dù ở giai đoạn lịch sử nào, bối cảnh không gian nào. Nó góp phần làm cho con người: Vượt qua nghịch cảnh - gắn bó yêu thương - khát khao hoà bình - cống hiến.

Chương trình giao lưu truyền hình đặc biệt với tên gọi "Chung một dòng sông" sẽ là một bản hòa tấu để ca ngợi tinh thần dân tộc, khát vọng hòa bình và cội nguồn quê hương.

Với 5 trục nội dung chính: Khát vọng, hạt giống hòa hợp vượt qua chia cắt - Tình yêu quê hương, xứ sở - Chung tay xây dựng, phát triển, giữ gìn đất nước - Cùng chung tiếng Việt yêu thương - Thế hệ mới, cội nguồn xưa, chương trình nhằm hướng tới thông điệp chung, đó là: Hòa hợp, đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước.

Những nội dung trên sẽ được truyền tải qua các câu chuyện lần đầu được kể tại mảnh đất thép Quảng Trị, cũng như ở bên kia bờ Đại Tây Dương và những nơi trên thế giới có dấu chân người Việt. Cùng với đó là các ca khúc đi cùng năm tháng về quê hương đất nước, về dòng sông Bến Hải huyền thoại do nhiều nghệ sĩ tên tuổi biểu diễn.

Chương trình bắt đầu vào 20 giờ ngày 26/4/2022, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu Nghị Việt Xô, Hà Nội. Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên kênh truyền hình Nhân Dân và nhiều kênh truyền hình trên cả nước.

Tỉnh Quảng Trị dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn

Tỉnh Quảng Trị dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn liền với danh nhân Tô Hiến Thành

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn liền với danh nhân Tô Hiến Thành

06 Jul, 10:58 AM

Kinhtedothi – Sáng 6/7, xã Ô Diên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 846 năm ngày mất của danh nhân Tô Hiến Thành, nhà chính trị, nhân cách văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XII. Tới dự có Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản.

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

06 Jul, 05:05 AM

Kinhtedothi - Tại nhiều địa phương, công tác bảo vệ di tích, di sản có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, khoán trắng cho Ban Quản lý di tích; nhiều nơi thiếu nguồn lực, nhân sự để bảo vệ dẫn tới không quản lý xuể trong khi ý thức của du khách còn hạn chế.

Hào hoa vẫn ở đây...

Hào hoa vẫn ở đây...

05 Jul, 05:50 AM

Kinhtedothi - Hà Nội nghìn năm văn hiến không chỉ ôm ấp trong lòng đô thị những giá trị lịch sử, kiến trúc, mà còn lưu giữ cả lối sống và tâm thức đô thị đặc trưng. Đi qua bao thăng trầm lịch sử, đặc biệt là các lần thay đổi địa giới hành chính trong thời kỳ hiện đại, bản sắc Hà Nội không ngừng “hội tụ, kết tinh và lan tỏa”, để hình thành những đan xen giữa truyền thống và hiện đại, giữa phố cổ và đô thị mới, giữa làng quê và thành thị. Nhưng hào hoa Hà Nội thì vẫn ở đây, trên từng con phố và sâu trong tâm thức đô thị…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ