Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Chúng ta vẫn áp dụng kiểu… hình thức”

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nhằm đánh giá tác động của một chính sách pháp luật đối với đời sống của người dân và doanh nghiệp, Chính phủ các nước đã sử dụng RIA như một công cụ hiệu quả, giảm thiểu tốt nhất những rủi ro mà chính sách, văn bản pháp luật có thể gây ra sau khi ban hành.

Vì ý nghĩa này mà RIA đã được áp dụng tại Việt Nam trong thời gian gần đây. RIA không phải là một báo cáo mà thực chất là một quy trình cung cấp thông tin cho nhà hoạch định chính sách, thông tin cho các bên liên quan để lựa chọn ra phương án chính sách tốt nhất trước khi ban hành. Đây là điểm rất đáng chú ý để áp dụng RIA một cách thực chất, và theo một quy trình, có như vậy mới hy vọng đưa nó trở thành một cung cụ hữu ích giúp nâng cao chất lượng thể chế và chính sách. Tuy nhiên, trao đổi bên lề Hội thảo "RIA và Cải thiện chất lượng pháp lý: Kinh nghiệm quốc tế và các vấn đề thực tiễn ở Việt Nam" ngày 30/8 tại Hà Nội, TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư (CIEM) đánh giá, việc sử dụng công cụ RIA vẫn còn mang tính hình thức và cần điều chỉnh.

Cách làm luật của nước ta có phần khác với các nước đang tư vấn công cụ RIA. Điều này có ảnh hưởng như thế nào đối với việc áp dụng RIA  vào Việt Nam, thưa ông?

- Thực ra cách làm luật của chúng ta không khác thế giới nhiều. Ở các nước, đại đa số các luật là sáng kiến của Chính phủ vì Chính phủ quản lý xã hội thì Chính phủ cần luật, Quốc hội thông qua luật, các bộ, ngành là cơ quan soạn thảo. Chỉ có điểm khác là các nước đó trách nhiệm giải trình lớn, buộc cơ quan soạn thảo phải minh bạch, phải cung cấp đầy đủ thông tin cho các bên liên quan tham vấn, và lựa chọn phương án tốt nhất để đạt mục tiêu đã đặt ra. Còn ở ta, đôi lúc cơ quan soạn thảo lựa chọn phần thuận lợi cho mình và đẩy khó khăn về cho dân chúng và DN, trách nhiệm giải trình chưa cao. Bây giờ ta mới bắt đầu áp dụng quá trình RIA, vì khởi động chậm hơn các nước rất nhiều năm nên đòi hỏi phải nỗ lực nhiều và phải tự giác áp dụng RIA. Nếu không chúng ta sẽ biến RIA thành một gánh nặng chi phí cho ban soạn thảo, một trở ngại cho cơ quan soạn thảo.

Theo ông, liệu có nên lập một cơ quan độc lập làm RIA, thậm chi thuê chuyên gia nước ngoài để đánh giá tác động RIA ở một số lĩnh vực?

- Đã có nhiều người kiến nghị nên có một cơ quan độc lập lo việc áp dụng công cụ RIA, tôi cho rằng sự tồn tại của cơ quan này là cần thiết nhưng chưa đủ. Toàn bộ quá trình RIA phải được áp dụng một cách tự nguyện, thực chất, vì nếu chỉ có một cơ quan đảm nhiệm trách nhiệm thì nguy cơ là cơ quan này bị cô lập, không nhận được ủng hộ của các cơ quan kinh tế - xã hội khác, thậm chí có nguy cơ bị hình thức, không phát huy được giá trị của cơ quan này.

Xin cảm ơn ông!