Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chủ tịch HĐQT ABBank:

"Chúng tôi muốn khách vay mua nhà Ngân hàng An Bình thực sự bình an"

Hà Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tại Đại hội cổ đông Ngân hàng An Bình (ABBank) tổ chức ngày 20/4/2022, ông Đào Mạnh Kháng- Chủ tịch HĐQT ABBank cho biết, ngân hàng không nằm trong danh sách các ngân hàng bị hạn chế dư nợ bất động sản và cũng chưa hạn chế cho vay lĩnh vực này.

“Nhiều ngân hàng vừa qua có chủ trương không tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả cho vay mua nhà để ở, nhưng ABBank chưa có định hướng này. Chúng tôi muốn khách hàng vay mua nhà của ngân hàng An Bình thực sự bình an” – ông Kháng nhấn mạnh.

Chủ trương tăng dư nợ cho vay mua nhà

Chủ tịch HĐQT ABBank cho biết, thực tế này xuất phát từ nhu cầu vay mua nhà để ở của khách hàng tăng trong năm 2021 và tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực này tại ngân hàng có tăng trong năm. Tuy nhiên, ông Kháng cho biết tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực bất động sản của ABBank vẫn ở mức an toàn.

Chủ tịch ABBank cho biết, nếu trước đây, ABBank bám sát phương châm phát triển bền vững, ổn định thì nay là giai đoạn của đổi mới và tăng trưởng
Chủ tịch ABBank cho biết, nếu trước đây, ABBank bám sát phương châm phát triển bền vững, ổn định thì nay là giai đoạn của đổi mới và tăng trưởng

Hiện, tổng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản và cho vay mua nhà để ở của ABBank vào khoảng 22-23% tổng dư nợ cho vay. Năm 2022, ABBank vẫn chủ trương tăng dư nợ cho vay trong lĩnh vực cho vay mua nhà để ở và cả các lĩnh vực dịch vụ khác.

Ông Nguyễn Mạnh Quân, Quyền Tổng giám đốc ABBank, cho biết việc một số ngân hàng thương mại trên thị trường dừng cho vay bất động sản và cho vay mua nhà để ở đến từ việc tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực này đã ở mức cao. Tuy nhiên, ở ABBank thì ngân hàng không gặp khó khăn tương tự. Trong lĩnh vực này, ngân hàng luôn kiểm soát chặt chẽ về điều kiện vay, chất lượng dư nợ, tài sản đảm bảo nên tỷ trọng cho vay bất động sản hiện tại vẫn khá thấp. Dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản hiện nay là 6% và dư nợ cho vay mua nhà để ở vào khoảng 17%.

“Đây là những chỉ tiêu phải báo cáo NHNN hàng ngày và cơ quan quản lý kiểm soát rất chặt. ABBank là một trong những ngân hàng được NHNN đánh giá tốt trong việc kiểm soát cho vay lĩnh vực bất động sản và không nằm trong nhóm bị cơ quan quản lý cảnh báo thời gian qua”, ông Quân chia sẻ.

Năm 2022 sẽ tập trung tăng dư nợ cho các sản phẩm vay mua nhà, sản xuất kinh doanh… đối với khách hàng cá nhân
Năm 2022 sẽ tập trung tăng dư nợ cho các sản phẩm vay mua nhà, sản xuất kinh doanh… đối với khách hàng cá nhân

Quyền Tổng giám đốc ABBank cũng cho biết thêm ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay trong lĩnh vực này, đặc biệt là cho vay mua nhà để ở với bộ đệm là khẩu vị rủi ro vẫn ở mức tốt, đây cũng là lĩnh vực ABBank có thế mạnh để phát triển và vẫn c

Bản thân ABBank cũng có quan hệ với ông Trịnh Văn Quyết khi phát triển các chi nhánh, như chi nhánh Thanh Hóa. Đây là nhu cầu nội tại của doanh nghiệp khi phát triển, tuy nhiên khi tiến hành thẩm định cho vay thì khẩu vị rủi ro không phù hợp”- ông Kháng chia sẻ.

2022 - năm của đổi mới, tăng trưởng

Về định hướng kế hoạch phát triển các mảng kinh doanh năm 2022, HĐQT ABBank thông tin, năm 2022 sẽ tập trung tăng dư nợ cho các sản phẩm vay mua nhà, sản xuất kinh doanh… đối với khách hàng cá nhân.

ABBank cũng sẽ chuyển đổi tập khách hàng, tiếp tục chuyển dịch tỷ trọng sang phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở mảng ngân hàng bán buôn, ABBank dự kiến khai thác sâu chuỗi tập đoàn, đẩy mạnh đầu tư và kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Năm 2022 cũng là một dấu mốc quan trọng đối với ABBank khi ngân hàng quyết định chuyển đổi chiến lược và giá trị cốt lõi, thay đổi từ bên trong. Ngân hàng cũng đặt ra định hướng phát triển ngân hàng số hơn nữa để cung cấp cho khách hàng đa dạng dịch vụ và những trải nghiệm tiện ích. “Mỗi DN sẽ có những chiến lược hành động khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Nếu như trước đây, ABBank bám sát phương châm phát triển bền vững, ổn định thì nay là giai đoạn của sự đổi mới và tăng trưởng. ABBank xác định đây là thời điểm vàng cho sự chuyển đổi toàn diện cả về tư duy, công nghệ, con người để đáp ứng phương pháp tiếp cận mới trong kinh doanh tại ngân hàng”- ông Kháng nhấn mạnh.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP An Bình năm 2021 ở mức 1,65%. Tuy nhiên theo kế hoạch năm 2022, ngân hàng dự kiến tỷ lệ này có thể tăng lên mức 2,8%. Như vậy, nợ xấu của ABBank trong năm nay có thể tăng thêm 70% so với năm ngoái.

Không có khoản vay nào liên quan đến FLC và Tân Hoàng Minh

Chủ tịch HĐQT ABBank cho biết, ông Trịnh Văn Quyết là một người em. Một số Chi nhánh như Chi nhánh ABBank Thanh Hoá cũng có xem xét đề nghị của FLC. Tuy nhiên, quá trình thẩm định cho thấy,không phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng nên chúng tôi chúng tôi không có bất cứ một món vay haymột khoản dư nợ nào liên quan đến FLC.

Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông năm nay, lãnh đạo ABBank đã đặt mục tiêu tổng tài sản đến cuối năm nay sẽ đạt 138.250 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2021. Hai chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất là huy động vốn thị trường 1 (bao gồm tiền gửi khách hàng và huy động tổ chức tài chính quốc tế) và dư nợ tín dụng (bao gồm cả đầu tư trái phiếu) dự kiến tăng 18% và 17%, đạt lần lượt 95.234 tỷ và 92.250 tỷ đồng vào cuối năm.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng thực tế sẽ phụ thuộc vào chỉ tiêu mà Ngân hàng Nhà nước cho phép. Ban lãnh đạo ABBank cũng đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 2% tổng dư nợ cho vay.

Trong năm 2022, ABBank dự kiến triển khai đợt tăng vốn điều lệ qua 2 hình thức chào bán ESOP và phát hành cổ phiếu thưởng. Cụ thể, ABBank dự kiến phát hành hơn 94 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 10% để trả cổ tức cho cổ đông và phát hành 5 triệu ESOP với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu.

Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, ngân hàng này đã có 2 đợt tăng vốn thông qua chào bán ESOP và phát hành cổ phiếu thưởng. Theo đó, vốn điều lệ tăng từ hơn 5.713 tỷ đồng lên mức hơn 9.409 tỷ đồng. Với kế hoạch tăng vốn của năm 2022, nếu hoàn tất, ABBank sẽ tiếp tục nâng mức vốn lên hơn 10.400 tỷ đồng. Số vốn tăng thêm được sử dụng nhằm bổ sung quy mô vốn hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng như hoạt động cho vay, đầu tư các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá như trái phiếu Chính phủ nhằm, đầu tư phát triển công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số…

Cũng tại đại hội, HĐQT trình cổ đông xem xét việc niêm yết cổ phiếu ABB tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE). Đồng thời, đề nghị cổ đồng uỷ quyền và giao HĐQT quyết định, thực hiện niêm yết cổ phiếu ABB tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Cụ thể, ủy quyền cho HĐQT quyết định thời điểm thực hiện niêm yết cổ phiếu ABB (chuyển từ sàn UpCOM); Thực hiện các hồ sơ thủ tục cần thiết để thực hiện niêm yết cổ phiếu ABB; Quyết định các vấn đề khác phát sinh liên quan để triển khai thực hiện niêm yết cổ phiếu ABB.

Hội đồng Quản trị có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện các nội dung công việc theo uỷ quyền nêu trên (nếu phát sinh) cho Đại hội đồng Cổ đông tại phiên họp gần nhất.