Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy tác động tích cực đến đời sống Nhân dân

Kinhtedothi - Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU (Chương trình) của Thành ủy Hà Nội, đến nay các chỉ tiêu đề ra đã cơ bản hoàn thành. Chương trình đã lan tỏa với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống Nhân dân.

Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025", Chương trình đề ra 27 chỉ tiêu, có 1 chỉ tiêu không đánh giá, còn 26 chỉ tiêu đánh giá. Đến nay đã hoàn thành 25/26 chỉ tiêu, 1 chỉ tiêu ước hoàn thành vào cuối nhiệm kỳ.

Trong số các chỉ tiêu có thể kể đến chỉ tiêu về giáo dục - đào tạo (GD&ĐT), Hà Nội là 1 trong 4 tỉnh, TP được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3.

Hết năm 2024, toàn TP Hà Nội có 61,4% cơ sở giáo dục đạt chuẩn phổ cập Trung học cơ sở mức độ 4 - Ảnh: Vân Hà

Tính đến hết năm 2024, toàn thành phố có 1.745/2.841 cơ sở đạt chuẩn phổ cập Trung học cơ sở mức độ 3 (đạt 61,4%), trong đó công lập là 75,8% (1.723/2.272). Hà Nội phát triển quy mô mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng về hình thức và số học sinh tăng cơ học. Ngành giáo dục Thủ đô tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học; đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn...

Chia sẻ về giải pháp nâng cao tỷ lệ trường chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác giáo dục trên địa bàn, Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà cho biết, quận Hà Đông có dân số tăng nhanh, tạo áp lực đặc biệt lớn về đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp GD&DT.

Xác định công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học, Quận ủy, HĐND, UBND quận Hà Đông đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số giải pháp. Cụ thể, hàng năm giao chỉ tiêu xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia mới và công nhận lại trường chuẩn quốc gia để các ngành, đơn vị, UBND phường tập trung thực hiện; ưu tiên mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các trường học xây dựng đạt chuẩn quốc gia.

Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà chia sẻ kinh nghiệm phát triển giáo dục tại địa bàn - Ảnh: Vân Hà

Cùng với đó, tập trung rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung quỹ đất vào quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn; rà soát, kiểm soát dân cư, tốc độ tăng dân số cơ học bảo đảm theo quy hoạch mạng lưới trường học đã được UBND TP phê duyệt, tránh tình trạng thiếu trường, lớp cục bộ ở một số phường. Đồng thời, quận rà soát, xây dựng phương án đảm bảo đủ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cho các trường đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chú trọng thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; đẩy mạnh xã hội hóa đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.

"Với những giải pháp quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, giai đoạn 2021-2024, quận Hà Đông có 23 trường mầm non, tiểu học, THCS công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia mới và 2 trường công lập đạt tiêu chí chất lượng cao. Tính đến cuối năm 2024, toàn quận có 79/98 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 80,6%). Dự kiến năm 2025 có 83/98 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 84,6%), tăng 15 trường và tăng 13,8% so với đầu nhiệm kỳ" - bà Cấn Thị Việt Hà thông tin.

Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Một chỉ tiêu nữa là phát triển thị trường lao động, tạo việc làm bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng đạt được kết quả đáng ghi nhận.

Thời gian qua, năng lực hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm, các sàn, điểm giao dịch việc làm vệ tinh đã được nâng cao nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường cho người lao động và doanh nghiệp. Từ năm 2021 đến nay, thành phố đã giải quyết việc làm cho trên 822.000 lượt lao động, tỷ lệ thất nghiệp toàn thành phố đạt dưới 3%.

Thời gian qua, năng lực hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm, các sàn, điểm giao dịch việc làm vệ tinh đã được nâng cao - Ảnh: Vân Hà

Về nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực, từ năm 2021 đến nay, toàn TP đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 970.493 lượt người, trong đó: trình độ cao đẳng 136.177 người, trình độ trung cấp 121.267 người, trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng 713.049 người.

Việc gắn kết với doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề được thành phố chỉ đạo quyết liệt. Tỷ lệ học sinh, sinh viên, học viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt 70%-80%, trong đó một số ngành nghề khi học sinh ra trường được doanh nghiệp tuyển dụng với tỷ lệ cao...

Thực tế tại huyện Đông Anh thời gian qua, huyện xác định triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới và thực hiện đề án xây dựng huyện Đông Anh thành quận, xã - thị trấn thành phường nên triển khai nhiều giải pháp quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Kết quả, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng từ 90,4% năm 2020 lên 95,59 % năm 2024. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 80,3% năm 2020 (trong đó có bằng cấp 33,9%) lên 84,01% năm 2024 (trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 50,4%).

Để có được các kết quả trên, huyện đã tăng cường tuyên truyền đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Hằng tháng, UBND huyện Đông Anh phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cung cấp thông tin thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đến người lao động trên địa bàn.

Một phiên giao dịch việc làm được tổ chức tại huyện Đông Anh - Ảnh: Mai Hoa

Bên cạnh đó, UBND huyện phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại huyện. Từ năm 2020 đến năm 2024, đã tổ chức thành công 8 phiên giao dịch việc làm lưu động trên địa bàn huyện có sự tham gia của 284 doanh nghiệp với trên 15.000 chỉ tiêu tuyển dụng; góp phần giải quyết việc làm và cầu nối cho các doanh nghiệp và người lao động gặp gỡ trao đổi.

Đồng thời, UBND huyện tập trung, triển khai thực hiện tốt việc phân luồng học sinh. Chỉ đạo phòng GD&ĐT phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 9 tại nhà trường. Thực hiện hỗ trợ chính sách cho các đối tượng vừa học văn hóa vừa học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng. Từ năm 2020 đến nay, đã thực hiện đào tạo cho trên 7.000 học sinh vừa học và dạy nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy đã được chỉ đạo triển khai quyết liệt, thực chất, hiệu quả, tác động lan tỏa với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống Nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng. Qua đó khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Chương trình.

Hà Nội: nhiều cách làm mới, linh hoạt trong triển khai chính sách an sinh

Hà Nội: nhiều cách làm mới, linh hoạt trong triển khai chính sách an sinh

Hà Nội "về đích" sớm trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo

Hà Nội "về đích" sớm trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội hướng tới một Thủ đô hòa bình, văn hiến, văn minh, hiện đại

Hà Nội hướng tới một Thủ đô hòa bình, văn hiến, văn minh, hiện đại

01 Apr, 05:25 PM

Kinhtedothi - Chiều 1/4, Ban Chỉ đạo Chương trình số 09-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP giai đoạn 2021 - 2025” (Chương trình 09-CTr/TU) tổ chức hội nghị tổng kết chương trình.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ