Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” có gì đặc biệt?

Kinhtedothi - Trung thu năm nay, các em thiếu nhi thị xã Sơn Tây sẽ được thưởng thức một đêm hội thật sự với chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài”. Chương trình do UBND thị xã lên ý tưởng tổ chức.
Chương trình "Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài" hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và đặc sắc.

Đêm hội Trăng rằm lung linh màu sắc

Đại diện UBND thị xã Sơn Tây cho biết, để mang lại một sân chơi lành mạnh, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa đặc trưng của ngày Tết Trung thu, UBND thị xã sẽ tổ chức Chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” năm 2022.

Chương trình sẽ mang đến cho các em thiếu nhi một ngày Tết Trung thu thật ý nghĩa và tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

Các nội dung hoạt động của Chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” năm 2022 được tổ chức gắn với không gian Phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây nhằm bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và khôi phục lại những nét đẹp của Tết Trung thu Hà Nội xưa; tạo không gian văn hóa, điểm đến du lịch cho Nhân dân Sơn Tây và các vùng lân cận.  

Đặc biệt, chương trình còn có sự tham gia của NSƯT Xuân Bắc và NSND Tự Long. Với sự góp mặt của hai nghệ sĩ hài, chắc chắn khán giả nhí và du khách sẽ có những phút giây thư giãn, vui cười dí dỏm qua những tiết mục đặc sắc, màn tung hứng hài hước.

Theo kế hoạch, chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” được tổ chức cao điểm trong 3 ngày từ ngày 8 - 10/9 (từ ngày 13 - 15 tháng 8 Âm lịch). Trong thời gian trên, nhiều hoạt động văn nghệ đặc sắc cùng những hội thi độc đáo sẽ diễn ra.

Đáng chú ý nhất là liên hoan múa lân rồng được ví như một “đại nhạc hội” với rất nhiều tiết mục đặc sắc. Liên hoan sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 8/9 (tức ngày 13/8 Âm lịch) tại Sân khấu chính Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Chương trình có sự tham gia của đội múa lân rồng trên địa bàn thị xã và các huyện bạn. Ba đội thi có số điểm cao nhất tham gia biểu diễn trong chương trình Đêm hội trăng rằm vào 19 giờ 30 phút ngày 10/9 (tức ngày 15/8 Âm lịch).

Theo đại diện UBND thị xã Sơn Tây, tiết mục biểu diễn múa lân rồng sẽ mang tới không khí vui tươi, phấn khởi cho các em thiếu nhi và du khách trong dịp Tết Trung thu.

Đặc biệt, liên hoan múa lân rồng sẽ là dịp để đội lân rồng trên địa bàn thị xã và các huyện bạn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường mối đoàn kết, hướng đến việc thường xuyên nâng cao kỹ thuật biểu diễn và xây dựng nhiều tiết mục mới, đặc sắc phục vụ công chúng.

Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn nghệ và cuộc thi đặc sắc trong đêm Trung thu 2022.

Nhiều cuộc thi hấp dẫn, đặc sắc

Ngoài liên hoan múa lân rồng, chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” còn có nhiều cuộc thi hấp dẫn và độc đáo. Đơn cử như cuộc thi mô hình đèn trung thu được tổ chức vào lúc 20 giờ ngày 9/9 (tức 14/8 Âm lịch).

Sẽ có tất cả 15 xã, phường trên địa bàn thị xã tham gia thi mô hình đèn Trung thu được mô phỏng theo hình tượng nhân vật lịch sử, truyền thuyết dân gian, con vật yêu thích trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, cũng như những hình ảnh được coi là biểu tượng văn hóa, là sản vật đặc trưng của đơn vị mình.

Theo kế hoạch, đúng 17 giờ ngày 9/9, các đội thi tập kết mô hình đèn tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Sau đó, từ 20 giờ đến 22 giờ sẽ thi diễu hành mô hình đèn đẹp một vòng quanh khu vực bờ hào Thành cổ.

Cũng trong khuôn khổ chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” sẽ diễn ra cuộc thi trình bày, trang trí mâm cỗ Trung thu. Cuộc thi bắt đầu vào lúc 14 giờ ngày 10/9 (tức 15/8 Âm lịch) với các phần thi như thi trình bày, trang trí mâm cỗ Trung thu. Phần thi này sẽ có khoảng 45 đội thi đến từ công đoàn cơ sở khối nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thị xã tham gia.

Theo kế hoạch, bắt đầu từ 7 giờ ngày 10/9, các đội thi sẽ tập kết trong Thành cổ Sơn Tây, khu vực phía trước cột cờ Thành cổ để thể hiện năng khiếu, nghệ thuật trang trí, trình bày mâm cỗ Trung thu gắn với truyền thống, văn hóa xứ Đoài, đồng thời quảng bá hình ảnh, đặc sản của Sơn Tây - xứ Đoài, sản phẩm OCOP đến với Nhân dân và du khách.

Điểm đặc biệt, để chuẩn bị cho Đêm hội trăng rằm một số doanh nghiệp, nghệ nhân sẽ phối hợp trang trí bày một mâm cỗ Trung thu truyền thống với hoa thơm, trái ngọt, sản vật đặc trưng, tiêu biểu của xứ Đoài...  

Điểm nhấn phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây

Điểm nhấn phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây

Sơn Tây nâng giá trị sản phẩm OCOP

Sơn Tây nâng giá trị sản phẩm OCOP

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Gia Lâm: hoàn thành tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025

Huyện Gia Lâm: hoàn thành tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025

02 Apr, 11:15 AM

Kinhtedothi-Bám sát chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi, UBND huyện Gia Lâm đã xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn huyện. Đến nay, công tác tiêm chủng của huyện đã đạt yêu cầu đề ra.

Khai hội chùa Tây Phương và đón nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Khai hội chùa Tây Phương và đón nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

02 Apr, 11:05 AM

Kinhtedothi - Sáng 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật Quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ