Chương trình xúc tiến đầu tư của Hà Nội

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Để định hướng chiến lược triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư một cách chủ động, hiệu quả, UBND Thành phố xây dựng Chương trình Xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020 như sau:

Kinhtedothi - Để định hướng chiến lược triển khai hoạt động xúc tiến đầu tư một cách chủ động, hiệu quả, UBND Thành phố xây dựng Chương trình Xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020 như sau:
Phần thứ nhất

KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ

CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008-2013
1. Kết quả đạt được:

Thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2010, định hướng đến 2015 (Chương trình số 34/CTr-UBND ngày 28/3/2008), các hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội những năm qua đã được triển khai khá đồng bộ, có kết quả tích cực, giúp thu hút vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là thu hút các nguồn vốn nước ngoài, qua đó tác động nhất định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Thủ đô. Trong 6 năm (2008-2013), Hà Nội đã thu hút được tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn khoảng 1.141.400 tỷ đồng. Tính đến nay, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn Hà Nội đạt trên 22,3 tỷ USD với trên 2.723 dự án của các nhà đầu tư đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Môi trường đầu tư Hà Nội đã và đang được cải thiện tích cực. Thủ tục hành chính về cấp Giấy Chứng nhận đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư của Hà Nội ngày càng đơn giản, thông thoáng, minh bạch hơn. Việc áp dụng cơ chế “Một cửa” liên thông đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đăng ký các thủ tục đầu tư vào Hà Nội.

2. Những hạn chế, bất cập

a/ Chất lượng và hiệu quả của xúc tiến đầu tư còn thấp: Công tác xúc tiến đầu tư còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm, cũng như chưa có sự thống nhất điều phối để thực hiện đúng mục tiêu. Hoạt động xúc tiến thiếu tính chuyên nghiệp, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực.

b/ Hệ thống tổ chức xúc tiến đầu tư chưa hoàn thiện: Các tổ chức xúc tiến đầu tư của Hà Nội phân tán tại nhiều Sở, Ban, ngành, chưa được tổ chức quản lý thống nhất thông qua một đầu mối và chưa có vị trí xứng tầm để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến đầu tư.

c/ Trình độ năng lực của các đơn vị xúc tiến đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu: Trình độ, năng lực của các đơn vị xúc tiến đầu tư còn khoảng cách khá xa so với trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. Công tác xúc tiến đầu tư của Hà Nội chưa được chuẩn hóa về nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, khả năng phân tích, tiếp cận thị trường.

d/ Thông tin về xúc tiến đầu tư còn chậm, chưa kịp thời: Chưa xây dựng được kênh thông tin chủ lực để thông tin thường xuyên, kịp thời chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác xúc tiến đầu tư và các hoạt động xúc tiến đầu tư của Thành phố.

đ/ Thiếu sự liên kết, phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư: Hiện rất thiếu sự liên kết, phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư giữa các đơn vị, bộ phận thực hiện chức năng xúc tiến đầu tư trên địa bàn Thành phố, cũng như giữa Hà Nội với các vùng và địa phương khác.

e/ Công tác xúc tiến đầu tư chủ yếu tập trung, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, chưa chú ý thu hút các nhà đầu tư doanh nghiệp trong nước và người Việt ở nước ngoài: Chưa đánh giá đúng tiềm năng kinh tế, khoa học, kỹ thuật và vai trò cầu nối của cộng đồng người Việt ở nước ngoài để có cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia đầu tư về nước.

f/ Môi trường đầu tư còn kém hấp dẫn: Thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, mặt bằng sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội còn là những rào cản ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng xúc tiến đầu tư của Hà Nội.

3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

a/ Nguyên nhân khách quan:

- Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, khủng hoảng, kinh tế trong nước cũng tăng trưởng chậm lại đã tác động mạnh làm suy giảm dòng vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào Hà Nội.

- Hà Nội mới được mở rộng từ năm 2008, toàn bộ hệ thống chính quyền thành phố mới được sắp xếp, kiện toàn, một số quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành còn đang chờ phê duyệt nên chưa đủ cơ sở pháp lý đưa ra Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, chưa thể tập trung thu hút đầu tư.

b/ Nguyên nhân chủ quan:

- Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn thiếu đồng bộ.

- Công tác xúc tiến đầu tư thiếu tầm nhìn dài hạn và tính hệ thống.

- Cơ quan làm công tác xúc tiến của Thành phố chưa có vị trí tương xứng với nhiệm vụ và chức năng.

- Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Sở, ngành trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng.

- Kinh phí tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế và chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách của thành phố.

 
Phần thứ hai

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ

HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG

1. Quan điểm chủ đạo

- Thứ nhất, xúc tiến đầu tư theo trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, tập trung xúc tiến đầu tư các đối tác chiến lược, các địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn của Hà Nội và thân thiện với môi trường. Coi trọng phát huy và khai thác tính lan toả của các dự án lớn, nhà đầu tư lớn đầu tư vào Hà Nội để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư, đối tác liên quan khác.

- Thứ hai, coi cải thiện môi trường đầu tư là trọng tâm trong công tác xúc tiến đầu tư. Tập trung tạo điều kiện cho các dự án đã thu hút được triển khai thực hiện nhanh chóng và thuận lợi. Coi trọng và cung cấp thông tin nhanh, chính xác cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Hà Nội. Từng bước nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Hà Nội so với các thành phố trong khu vực.

- Thứ ba, coi trọng việc thu hút nguồn vốn vừa có chất lượng cao vừa có giá trị lớn. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội giai đoạn tiếp theo rất cao, do đó cần tiếp tục thu hút khối lượng vốn đầu tư lớn. Song bên cạnh đó, cần đồng thời quan tâm thu hút các nguồn vốn đầu tư có chất lượng. Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư để thu hút làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam và Hà Nội; thu hút các dòng vốn FDI “sạch”.

- Thứ tư, nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng của hoạt động xúc tiến đầu tư. Thống nhất một đầu mối trong hoạt động xúc tiến đầu tư của Thành phố nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư. Phát huy đa dạng các hình thức xúc tiến, cả trực tiếp và gián tiếp, cả tại chỗ và ở bên ngoài.

2. Mục tiêu thu hút vốn đầu tư

Căn cứ theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011) thì mục tiêu đặt ra đối với Hà Nội là thu hút 3,9-4,1 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 180-190 tỷ USD) để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong cả giai đoạn 2011-2020.

Riêng trong giai đoạn 2012-2015 nhu cầu đầu tư khoảng 1,0-1,1 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 50-55 tỷ USD). Trong đó, vốn đầu tư trong nước là 800.000-900.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 80-82% tổng vốn đầu tư xã hội); vốn đầu tư nước ngoài là 200.000-300.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 18-20% tổng vốn đầu tư xã hội).

3. Định hướng xúc tiến đầu tư

- Định hướng chung:

Thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo sự gắn kết hợp lý, có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài vào Hà Nội  thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế trong một chương trình tổng thể, thống nhất; kết nối hoạt động xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch và các hoạt động liên quan khác.

Đẩy mạnh sự phối hợp gắn kết với các Bộ, Sở, ngành, địa phương trong và ngoài nước trong quá trình thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, huy động và phân bổ nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đào tạo thu hút và tạo việc làm; nghiên cứu khoa hoạc và chuyển giao công nghệ; xây dựng các chương trình, hoạt động cụ thể; cung cấp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu… nhằm thu hút hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

- Định hướng cụ thể:

Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế và nhu cầu: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ chất lượng cao, các ngành giáo dục, y tế, du lịch, bảo vệ môi trường, phát triển năng lượng mới, phát triển vật liệu mới, phát triển cơ sở hạ tầng…; Trong đó cần tập trung hướng đến các nhà đầu tư lớn trên thế giới, các công ty đa quốc gia có tiềm lực, kinh nghiệm mang tính đột phá trong lĩnh vực cần thu hút đầu tư, đồng thời tạo ra các cơ hội để các nhà đầu tư khác khai thác mạng lưới kinh doanh và quan hệ đối tác rộng lớn của họ đầu tư vào Thành phố. Khuyến khích và tạo điều kiện để các nhà đầu tư tại chỗ tiếp tục mở rộng và đầu tư vào Hà Nội.

Song song với nhiệm vụ trên, cần coi trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc tăng cường hỗ trợ các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; thường xuyên tổ chức đối thoại với các nhà đầu tư giải quyết kịp thời những kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các dự án này triển khai hoạt động một cách thuận lợi, có hiệu quả. Khuyến khích và tạo diễn đàn để các nhà đầu tư đã thành công tại Hà Nội trình bày về kinh nghiệm đầu tư, qua đó giới thiệu, quảng bá về môi trường đầu tư tại Hà Nội;

Ban hành chính sách ưu đãi theo các nhóm ngành ưu tiên phát triển trên mỗi địa bàn dựa vào lợi thế, tiềm năng của từng địa phương. Đổi mới phương thức triển khai nhằm thực hiện tốt công tác thu hút, kêu gọi và định hướng đầu tư. Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút tối đa các nguồn lực tài chính từ các thành phần kinh tế, đặc biệt là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tổ chức công bố, công khai quy hoạch và cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư; Nghiên cứu, đề xuất cơ chế phối hợp, chính sách liên kết với các cơ quan, Bộ, ngành; các địa phương liên quan nhằm kêu gọi đầu tư đối với các dự án trọng điểm. Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động để tạo dựng hình ảnh Thủ đô của đất nước Việt Nam thực sự muốn mở rộng quan hệ với bên ngoài. Khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn đầu tư chuyên nghiệp để cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

II. CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

1. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xác định, lựa chọn đối tác, nhà đầu tư chiến lược và thị trường đầu tư tiềm năng theo ngành, lĩnh vực cụ thể (đối với đầu tư FDI)

1.1. Quan điểm, nguyên tắc chủ yếu trong lựa chọn đối tác FDI 

- Việc lựa chọn đối tác FDI phải được đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chiến lược thu hút FDI nói riêng; tiêu chuẩn của đối tác cần hướng vào việc thực hiện tốt nhất nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước.

- Lựa chọn đối tác FDI theo phương châm đa phương hoá các đối tác nhằm lựa chọn đối tác phù hợp nhất cho từng dự án cụ thể với nguyên tắc đảm bảo xử lý hài hoà mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa kinh tế và bảo vệ an ninh, quốc phòng, thực hiện kết hợp giữa nội lực và ngoại lực, vừa khai thác được sức mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài, vừa phát huy tối đa các nguồn lực trong nước, kể cả các nguồn lực tự nhiên và nguồn nhân lực.

- Ưu tiên những đối tác đã đầu tư vào Việt Nam và đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội khi triển khai thu hút các dự án mới.

1.2. Định hướng thu hút FDI tại Hà Nội và xác định nhà đầu tư chiến lược, tiềm năng theo ngành, lĩnh vực cụ thể

- Định hướng ngành, lĩnh vực:  Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, tập trung thu hút FDI vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; tạo việc làm và gia tăng xuất khẩu.

- Định hướng thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực: đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ chất lượng cao, các ngành giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, phát triển các khu đô thị sinh thái, khu công nghiệp, trung tâm logistics theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

- Định hướng đối tác: FDI trên thế giới chủ yếu là vốn của các Công ty, Tập đoàn đa quốc gia (TNCs); hoạt động của các công ty này có tác động quan trọng đối với những nước tiếp nhận vốn FDI. Việc thu hút các TNCs được khuyến khích theo hai hướng: Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao có chuyển giao công nghệ và hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.

- Tập trung xúc tiến đầu tư: thu hút FDI của Nhật Bản theo "Đề án Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo” đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5669/QĐ-UBND ngày 20/9/2013. Đồng thời, xúc tiến thu hút FDI đối với các đối tác lớn như Đông Á, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, các nước EU,…

- Định hướng ngành và xác định đối tác chiến lược ưu tiên thu hút đầu tư giai đoạn 2014-2015 cụ thể như sau:

(i) Ngành Công nghiệp - Xây dựng:

Tập trung phát triển, nâng cao năng lực và vị thế của các ngành công nghiệp có lợi thế và khả năng cạnh tranh, có giá trị nội địa hóa cao, có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu như: công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghiệp vi điện tử và chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU; coi trọng việc thu hút FDI các lĩnh vực trên gắn với nghiên cứu chuyển giao, phát triển và làm chủ công nghệ.

Tập trung huy động thu hút nhà đầu tư phát triển các khu kinh tế, các khu - cụm công nghiệp hiện có. Ưu tiên các dự án đầu tư có quy mô lớn, ít thâm dụng lao động, sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo giá trị gia tăng cao và thân thiện môi trường; Khuyến khích thu hút các dự án đầu tư phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị, hệ thống vận tải hành khách công cộng, hệ thống vận tải đường sắt đô thị (đi ngầm và trên cao); thu hút đầu tư hiện đại hóa mạng lưới viễn thông, hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất thải và gắn với bảo vệ môi trường; phát triển các khu đô thị sinh thái, các khu trung tâm thương mại hiện đại, khu vui chơi giải trí tiêu chuẩn quốc tế... góp phần tạo diện mạo mới cho Thủ đô, xây dựng Thủ đô văn minh hiện đại và phát triển bền vững. Xác định đối tác chiến lược cho nhóm lĩnh vực này là các nhà đầu tư thuộc các nước và khu vực: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Singapore.

(ii) Ngành Dịch vụ:

Có các chính sách thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển góp phần quan trọng nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủ đô như: dịch vụ ngân hàng, tài chính, thương mại; dịch vụ logistics, bưu chính - viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác.

Khuyến khích mạnh thu hút FDI vào các ngành y tế, dịch vụ khám chữa bệnh; giáo dục-đào tạo, xây dựng một số trường đại học chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp gắn với chăm sóc sức khoẻ, y tế. Thu hút có chọn lọc các dự án trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, tài chính, logistics, viễn thông, bán buôn, bán lẻ và văn hoá. Đối tác chiến lược là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc.

(iii) Ngành Nông - Lâm nghiệp:

Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp kĩ thuật cao, chăn nuôi, nghiên cứu sản xuất, chế biến các loại giống cây trồng, nông sản chất lượng cao (rau củ quả, hoa..). Định hướng chú trọng vận động đầu tư tại các nước, vùng lãnh thổ Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, Đài Loan.

- Định hướng thu hút FDI vào các địa bàn: Tập trung thu hút FDI vào các khu vực địa bàn trọng điểm sau:

+ Khu vực Đông Anh, Gia Lâm: thu hút các dự án FDI đầu tư vào khu công nghiệp kỹ thuật cao, các dịch vụ chất lượng cao như tài chính, thương mại, y tế…

+ Khu vực Mê Linh, Ba Vì: thu hút các dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp như trồng hoa, chăn nuôi bò và chế biến sữa…

+ Khu vực các đô thị vệ tinh Phú Xuyên, Hoà Lạc, đô thị sinh thái Chúc Sơn: thu hút các dự án FDI đầu tư vào phát triển các trung tâm Logistics, trung tâm bán buôn, đào tạo nghề chất lượng cao…

2. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến đầu tư

2.1. Mục tiêu

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phong phú, toàn diện phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường của các cơ quan làm công tác xúc tiến đầu tư.

- Hỗ trợ nhà đầu tư trong việc tìm kiếm thông tin, giảm chi phí và thúc đẩy việc thu hút đầu tư trên địa bàn Thành phố.

2.2. Nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu

a/ Thu thập, hệ thống hóa các số liệu, dữ liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư:

Thu thập và cập nhật thường xuyên các số liệu, dữ liệu về môi trường đầu tư; pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, cơ hội và đối tác đầu tư.

b/ Xây dựng trang thông tin điện tử chuyên đề về công tác xúc tiến đầu tư của Thành phố:

Xây dựng và đưa vào hoạt động hiệu quả trang thông tin điện tử phục vụ công tác xúc tiến đầu tư của Thành phố. Trang thông tin điện tử xúc tiến đầu tư là trang tin chính thức, đầy đủ, cập nhật để tuyên truyền, giới thiệu thường xuyên, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, pháp luật, thủ tục đầu tư, tiềm năng cơ hội đầu tư, đồng thời phản ánh các hoạt động xúc tiến đầu tư cụ thể của Thành phố.

3. Xây dựng Danh mục dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư

3.1. Danh mục lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020

Trong giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020, Thành phố dự kiến ưu tiên kêu gọi đầu tư  09 lĩnh vực cơ bản:

- Phát triển cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực có tính liên kết vùng, lĩnh vực tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cho các địa phương lân cận.

- Phát triển các khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghiệp phần mềm và nội dung số trọng điểm.

- Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, tin  học, thiết bị điện, cơ - kim khí, dệt may cao cấp, dược phẩm, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng cao cấp, vật liệu mới.

- Phát triển các khu công nghệ sinh học, vật liệu mới.

- Phát triển một số lĩnh vực y tế chuyên sâu và một số bệnh viện hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao.

- Phát triển các trung tâm thương mại, khu hội chợ - triển lãm, trung tâm Logistics, trung tâm tài chính ngân hàng, trung tâm đào tạo - nghiên cứu - phát triển.

- Hình thành và phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học, các dự án chăn nuôi, chế biến nông sản phẩm.

- Phát triển các dự án khu du lịch - dịch vụ vui chơi giải trí, khu đô thị sinh thái.

3.2. Lập và đề xuất danh mục các dự án cụ thể kêu gọi đầu tư giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020:

a/ Lập và đề xuất danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức BT, BOT, PPP.

          Tiếp tục thực hiện công tác lập đề xuất các dự án được công bố rộng rãi theo hình thức hợp đồng BOT, BT của thành phố Hà Nội.  

      Tiếp tục triển khai công tác lập đề xuất 07 dự án thực hiện theo hình thức đối tác công - tư của Thành phố (PPP) đã được lập, tổng hợp sơ bộ tại văn bản số 3149/UBND-KH&ĐT ngày 06/05/2013 của UBND Thành phố; trước mắt tập trung hoàn thiện đề xuất Dự án xử lý chất thải công nghệ cao tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn có công suất xử lý 5525 tấn/ngày (đã được phê duyệt tại Quyết định số 631/QĐ-TTg ngày 29/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020).

b/ Lập và đề xuất danh mục dự án kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa/ ngoài ngân sách (nhóm Dự án kêu gọi nhà đầu tư trong nước):

Năm 2014, bước đầu lập danh mục 361 dự án để tiến hành rà soát, kiểm tra, hoàn thiện các điều kiện quy định, lựa chọn, tổng hợp thành danh mục dự kiến kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2015 và những năm tiếp theo, cụ thể như sau:

- Dự án do các Sở, ngành, quận huyện đề xuất:

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, kế hoạch sử dụng đất 5 năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã đề xuất (đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục): 141 dự án.  

- Dự án do Trung tâm Xúc tiến đầu tư đề xuất: Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) chủ động nghiên cứu lập đề xuất trên cơ sở phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, kế hoạch sử dụng đất 5 năm, quy hoạch khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác với tổng số bước đầu 220 dự án.

- Danh mục dự án trọng điểm kêu gọi FDI giai đoạn 2014-2015 và những năm tiếp theo, gồm các dự án cụ thể sau:

(1)- Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tiêu chuẩn quốc tế (chất lượng cao): Quy mô khoảng 1000 giường; Diện tích khoảng 16 ha; Địa điểm tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm (đã được phê duyệt tại Quyết định số 631/QĐ-TTg ngày 29/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020).

(2)- Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học đẳng cấp quốc tế: Diện tích khoảng 20 ha; Địa điểm tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ (đã được phê duyệt tại Quyết định số 631/QĐ-TTg ngày 29/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020).

(3)- Dự án đầu tư xây dựng Trường cao đẳng kỹ thuật nghề (chất lượng cao): Diện tích khoảng 6ha; Địa điểm tại xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên (đã được phê duyệt tại Quyết định số 631/QĐ-TTg ngày 29/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020).

(4)- Dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp công nghệ cao: Diện tích khoảng 300 ha. Địa điểm tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh (đã được phê duyệt tại Quyết định số 631/QĐ-TTg ngày 29/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài tới năm 2020).

 (5)- Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Logistics: Diện tích từ 10 ha đến 50 ha. Địa điểm tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín.

(6)- Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm bán buôn cấp vùng: Diện tích từ 10 ha đến 50 ha. Địa điểm tại xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất.

(7)- Dự án đầu tư xây dựng Khu Công viên vui chơi giải trí: Diện tích từ 50 ha đến 100ha. Địa điểm tại Phường Hà Cầu - Kiến Hưng, quận Hà Đông.

(8)- Nhóm Dự án dọc trục đường Nhật Tân - Nội Bài: Địa điểm tại huyện Đông Anh.

(Cụ thể danh mục Dự án tại Phụ lục 2).

- Dự án do nhà đầu tư đề xuất:

Đối với dự án có sử dụng đất do nhà đầu tư tự đề xuất thực hiện ngoài Danh mục đã công bố lựa chọn nhà đầu tư, sau khi được Sở Quy hoạch Kiến trúc (hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp quản lý quy hoạch của thành phố) giới thiệu địa điểm thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phân khu (hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/2000), nhà đầu tư lập đề xuất dự án theo quy định gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt bổ sung vào danh mục dự án công bố lựa chọn nhà đầu tư và thực hiện công bố theo quy định.

4. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư

4.1. Ấn phẩm chung về xúc tiến đầu tư

Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) chủ trì xây dựng các ấn phẩm chung về xúc tiến đầu tư của Thành phố:

(1)- Sách: Biên soạn các ấn phẩm:

+ “Hà Nội - Tiềm năng và Cơ hội đầu tư” giới thiệu tổng quan về Hà Nội và môi trường đầu tư của Thành phố.

+ Ấn phẩm cung cấp thông tin về các Khu, Cụm Công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 (2)- Bộ tờ rơi: Bản đồ cung cấp các thông tin cập nhật về thủ tục, quy hoạch, chính sách kêu gọi đầu tư, chi phí đầu tư, các lĩnh vực đầu tư …, Các Tờ rơi thông tin về Quy hoạch chuyên ngành, Đồ án quy hoạch xây dựng, Danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, thủ tục đầu tư theo lĩnh vực… phục vụ nhu cầu nghiên cứu, khảo sát của nhà đầu tư.

(3)- Các chuyên đề, tài liệu nghiên cứu, tổng hợp;

(4)- Các chương trình phát thanh, truyền hình, quảng cáo: đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước nhằm tuyên truyền, giới thiệu về tiềm năng và cơ hội đầu tư tại Hà Nội.

(5)- Quà tặng, đồ lưu niệm: có chất lượng cao, có tính ứng dụng và các tài liệu, ấn phẩm khác phục vụ xúc tiến đầu tư.

4.2. Ấn phẩm của các Sở chuyên ngành

Các Sở, ngành căn cứ công tác chuyên môn và nhu cầu thực tế, chủ động xây dựng bộ ấn phẩm của ngành theo một số tiêu chí cơ bản sau:

- Thông tin thực trạng ngành;

- Thông tin quy hoạch phát triển ngành;

- Giải pháp, định hướng thu hút đầu tư của ngành, kèm theo danh mục dự án kêu gọi đầu tư;

- Thông tin về thủ tục liên quan đến đầu tư và thực hiện dự án đầu tư theo qui định của ngành;

- Thông tin đặc thù khác (nếu có)

Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) là đơn vị hướng dẫn, tập hợp và tổ chức thông tin, tuyên truyền các ấn phẩm của các Sở, ngành khác phục vụ công tác XTĐT chung của Thành phố.

4.3. Ấn phẩm của các Quận/Huyện

Giới thiệu tóm tắt, tổng quan về thực trạng, quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Trong đó, chú trọng giới thiệu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các dự án kêu gọi đầu tư tại địa phương để giúp nhà đầu tư tìm hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) hướng dẫn, tập hợp và tổ chức thông tin, tuyên truyền ấn phẩm của các Quận/Huyện.

5. Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Hà Nội

a/ Tổ chức hoặc tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ, diễn đàn, tọa đàm xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài.

- Tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư tại Hà Nội hàng năm.

- Tổ chức các toạ đàm về đầu tư giữa các doanh nghiệp tại Hà Nội và các doanh nghiệp và đối tác nước ngoài.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, các Bộ, ngành chuyên môn khác, các tổ chức quốc tế (UN-ESCAP, GTZ, JICA, JETRO, FORVAL,…) tổ chức các hội thảo chuyên đề về xúc tiến đầu tư.

- Tham gia các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư, hội chợ, triển lãm do các địa phương khác tổ chức để học hỏi kinh nghiệm tổ chức và tranh thủ cơ hội gặp gỡ và thiết lập mối quan hệ với các nhà đầu tư để giới thiệu về môi trường đầu tư của Hà Nội.

b/ Tổ chức định kỳ hoặc tham gia các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài.

Hàng năm tổ chức định kỳ 6 tháng một lần tiếp xúc doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo từng lĩnh vực hoặc từng quốc gia, khu vực nhằm mục đích:  

- Đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư.

- Tháo gỡ khó khăn vướng mắc của  nhà đầu tư.

- Tiếp thu ý kiến góp ý, kiến nghị về cơ chế chính sách.

- Thăm dò, khảo sát nhu cầu tái đầu tư hoặc đầu tư mở rộng dự án của nhà đầu tư.

c/ Tổ chức hoặc tham gia đoàn công tác để xúc tiến đầu tư theo từng chuyên đề hoặc đối tác cụ thể.

- Tổ chức các đoàn công tác xúc tiến đầu tư tại nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề, dự án và đối tác cụ thể.

- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo về xúc tiến đầu tư ở nước ngoài và hướng tới các đối tác trọng điểm như các nước ASEAN, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, ,…

d/ Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài.

Sử dụng tối đa vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng để cung cấp thông tin cập nhật về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, của cả nước, văn bản pháp luật mới, cơ hội đầu tư tại Hà Nội.

Định kỳ công bố công khai các dự án kêu gọi đầu tư lên trang thông tin điện tử, tạo điều kiện để mọi tổ chức, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các cá nhân quan tâm có thể dễ dàng tìm hiểu và khai thác thông tin.   

đ/ Tuyên truyền, quảng bá trong các sự kiện XTĐT trong và ngoài nước bằng các ấn phẩm truyền thông (sách, đĩa, tờ rơi…).

6. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư

a/ Mục tiêu:

Đến năm 2015, toàn bộ các cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư của các Sở, ngành, Ban quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Nắm vững chủ trương, chính sách của Trung ương và Thành phố liên quan đến hoạt động đầu tư và thu hút đầu tư. Nâng cao hơn, tiếp cận, học hỏi các nước có trình độ, thành tựu về xúc tiến đầu tư.

- Nắm vững các nội dung, kỹ năng xúc tiến đầu tư như giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, ngoại ngữ, tin học,…và sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong hoạt động xúc tiến đầu tư.

b/ Nội dung Chương trình đào tạo, tập huấn:

(1) Đào tạo, tập huấn về cơ chế chính sách mới:

- Đối tượng: các cán bộ Sở, ngành, quận huyện, Ban quản lý có nhu cầu, ưu tiên các cán bộ đang làm công tác Xúc tiến đầu tư.

- Nội dung: công bố giới thiệu chiến lược, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch sử dụng đất; pháp luật, cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư,…

(2) Đào tạo, tập huấn về kỹ năng Xúc tiến đầu tư:

- Đối tượng: các cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư tại các Sở, ngành, quận huyện, Ban quản lý của Thành phố và một số nhà đầu tư chọn lọc.

- Nội dung: Lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư, xây dựng hình ảnh địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu; kỹ năng thuyết trình, đàm phán thuyết phục nhà đầu tư, sử dụng các công cụ xúc tiến đầu tư, tư vấn, thu thập thông tin, kỹ năng phối hợp,…

7. Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư

a/ Mục tiêu:

Thông tin kịp thời, độ tin cậy cao cho nhà đầu tư về cơ chế chính sách, thủ tục đầu tư, môi trường đầu tư của Thành phố.

Hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án, giảm chi phí và thúc đẩy việc thu hút đầu tư trên địa bàn Thành phố.

Tạo sự gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

b/ Nội dung chương trình:

Chương trình hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư bao gồm các Đề án sau:

(1) Đề án quản lý và cung cấp thông tin hỗ trợ nhà đầu tư.

Nội dung: Cung cấp các thông tin cho nhà đầu tư về Hà Nội và môi trường đầu tư của Thành phố.

(2) Đề án tư vấn hỗ trợ - dịch vụ nhà đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư.

Đề án đã được phê duyệt năm 2014 nhằm mục đích đẩy mạnh công tác Tư vấn, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư về pháp luật, thủ tục đầu tư, chứng nhận đầu tư, triển khai dự án hiệu quả, thuận lợi…góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố. Để triển khai Đề án, Tổ công tác đã được thành lập và đi vào hoạt động năm 2014.

(3) Đề án hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài.

Nội dung: Cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước tìm kiếm thị trường và đầu tư ra nước ngoài.

(4) Tiếp tục thực hiện Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo

Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 5669/QĐ-UBND ngày 20/9/2013 của UBND Thành phố với mục tiêu xác định định hướng và các ngành, lĩnh vực trọng tâm, dự án phù hợp để kêu gọi FDI của Nhật Bản như công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao, y tế, giáo dục…

Trong thời gian tới, vận hành hiệu quả Bàn thông tin Nhật Bản - Japan Desk (chính thức hoạt động từ ngày 11/04/2014) để tiếp nhận thông tin và tư vấn, hỗ trợ, nắm bắt nhu cầu của nhà đầu tư. Triển khai công tác rà soát các khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao để lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư; xây dựng cơ chế đặc thù thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp phù hợp nhà đầu tư Nhật Bản... nhằm hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận mặt bằng kinh doanh - sản xuất.

Đẩy mạnh công tác đối thoại với các nhóm doanh nghiệp theo chuyên đề để kịp thời đưa ra các phương án giải quyết vướng mắc, hướng dẫn thủ tục hoạt động sau cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư lớn trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ.

c/ Cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà đầu tư:

Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) là đầu mối, chủ trì tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư.

8. Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư

a/ Hợp tác với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước về xúc tiến đầu tư.

- Tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của các Bộ, ngành và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI); hợp tác với các Bộ, ngành, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài triển khai các chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư vào Hà Nội.

- Trao đổi kinh nghiệm, tọa đàm, thực hiện các hoạt động liên kết giữa các thành phố: Hà Nội - Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Đà Nẵng - Hải Phòng về xúc tiến đầu tư.

- Liên kết, hợp tác trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô về thu hút đầu tư phát triển vùng.

b/ Hợp tác quốc tế về xúc tiến đầu tư.

- Tăng cường trao đổi, hợp tác với các tổ chức xúc tiến đầu tư của các nước, nhà đầu tư chiến lược, trọng điểm như Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Singapore…

- Tăng cường hợp tác xúc tiến đầu tư giữa Hà Nội với các địa phương trong khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”.

- Duy trì và thúc đẩy các hoạt động của dự án “Xúc tiến đầu tư và thương mại các thành phố lớn Châu Á” trong khuôn khổ chương trình ANMC 21 do Tokyo khởi xướng.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư

- Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng những cơ chế, chính sách đặc thù của Hà Nội về huy động các nguồn vốn từ quỹ đất, điều tiết ngân sách, huy động vốn cho các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội lớn, nhất là mạng lưới giao thông, hệ thống cấp thoát nước và nhà ở.

- Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nhằm thu hút, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia; đồng thời đẩy mạnh áp dụng các hình thức đầu tư BT, BOT, BTO, PPP.

- Hoàn thiện cơ chế tài chính và đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng hợp lý và hiệu quả vốn đầu tư; kiểm soát chặt chẽ các dự án, công trình khởi công mới, xác định rõ nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả đầu tư. Tiếp tục thực hiện nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, coi các khoản đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc ngân sách là nguồn “vốn mồi”, đồng thời tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tư khác.

2. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố

2.1. Đẩy mạnh cải cách hành chính

Coi cải cách hành chính là giải pháp mang tính đột phá nhằm cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội. Cụ thể như sau:

- Đổi mới toàn diện, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng bộ máy hành chính, đơn giản hoá các thủ thục hành chính trong việc thẩm định và cấp phép;

- Tạo điều kiện cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài sau khi được cấp phép triển khai nhanh và sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

-  Đẩy mạnh việc công khai, minh bạch hóa thông tin.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban Pháp chế thuộc VCCI để được tham vấn, hỗ trợ các nội dung liên quan để nâng cao chỉ số năng lưc cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện môi trường đầu tư.                   

2.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Cải thiện cơ sở hạ tầng: Bố trí cơ cấu ngân sách hợp lý, ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này thông qua các hình thức BOT, BT, BTO, PPP.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Với mục tiêu giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí tuyển dụng, giảm chi phí đào tạo lao động và nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng lao động.

3. Kiện toàn tổ chức bộ máy xúc tiến đầu tư

- Rà soát lại, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn tổ chức cán bộ; thống nhất đầu mối quản lý của Thành phố nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức, đơn vị có chức năng xúc tiến của Thành phố: Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư), Trung tâm Thông tin và Xúc tiến đầu tư (Ban quản lý Khu công nghiệp và Khu chế xuất Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương), Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch).

- Khuyến khích, tạo điều kiện, tăng cường sự chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ xúc tiến đầu tư ở địa phương đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện, thị xã . 

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức thống nhất, hợp lý, hiệu quả cho tổng thể công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của Thành phố.

4. Đẩy mạnh hợp tác xúc tiến đầu tư giữa thành phố Hà Nội và các địa phương khác

- Phát triển hợp tác giữa Hà Nội với các tỉnh trong cả nước.

- Củng cố và phát triển hợp tác, liên kết cùng phát triển trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô.

- Tăng cường hợp tác giữa Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai, Vân Nam (Trung Quốc) trong khuôn khổ  “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”.

- Duy trì và phát triển hợp tác 05 Sở Kế hoạch và Đầu tư của các thành phố: Hà Nội - Hồ chí Minh - Cần Thơ - Đà Nẵng - Hải Phòng, để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện xúc tiến đầu tư và có tiếng nói chung trong kiến nghị lên Trung ương các giải pháp nhằm thu hút đầu tư có hiệu quả và đúng mục tiêu đề ra.

 
Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
UBND Thành phố là cơ quan chủ trì chỉ đạo thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư của thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020 (Chương trình). Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) là cơ quan thường trực, là đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện Chương trình.

Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên tinh thần tiết kiệm, năng động, hiệu quả; đồng thời định kỳ báo cáo 6 tháng (trước ngày 20 tháng 5) và báo cáo năm (trước ngày 30 tháng 10) về kết quả thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư gửi Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

Phân công nhiệm vụ thực hiện Chương trình cụ thể theo bảng Phụ lục 1. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình, có những vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh, làm rõ, các Sở, ngành, quận/huyện/thị xã gửi về Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để b/c);

- TTTU, TT HĐND TP (để b/c);

- Chủ tịch UBND TP (để b/c);

- Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP;   

- Các PCT UBND TP;

- Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã;

- VPUB: CVP, Các PCVP, KT, TH, TNMT, QHXDGT, VHKG, CT;

- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

                 

PHỤ LỤC 1:

Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư

của thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020

(Kèm theo Chương trình số       /2014/CTr-UBND ngày         /       /2014 của UBND thành phố Hà Nội)
STT Đơn vị chủ trì Nhiệm vụ trọng tâm Thời gian hoàn thành
1 Sở Kế hoạch &

Đầu tư (Trung tâm Xúc tiến đầu tư)
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình. Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm của từng đơn vị.

- Rà soát và chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư. Chủ trì nghiên cứu và đề xuất cơ chế đặc thù trình UBND Thành phố xem xét, quyết định đối với các dự án thu hút vốn đầu tư có quy mô lớn, có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Thành phố, bảo đảm việc lựa chọn nhà đầu tư chính xác, hiệu quả, đúng quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, quận, huyện nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách về phương thức hợp tác đầu tư Nhà nước - Tư nhân trong việc phát triển cơ sở hạ tầng (phương thức PPP).

- Đầu mối xây dựng cơ sở dữ liệu về xúc tiến đầu tư của Thành phố. Trực tiếp xây dựng, quản lý, vận hành, cập nhật thường xuyên trang thông tin điện tử phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư của Thành phố.

- Đầu mối tổng hợp Danh mục dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư trình UBND Thành phố phê duyệt.

- Xây dựng, quản lý, khai thác các ấn phẩm, tài liệu chính thức phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư của Thành phố. Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng các ấn phẩm xúc tiến đầu tư của từng đơn vị.

- Đầu mối thực hiện công tác xây dựng quan hệ, tuyên truyền, quảng bá, vận động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ các nhà đầu tư vào Hà Nội.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư cho các đơn vị trên địa bàn Thành phố.

- Tham mưu với UBND Thành phố, thường trực tổ chức các hoạt động đối thoại, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Xây dựng các chương trình hợp tác, tổ chức các hoạt động trao đổi, hợp tác trong vùng kinh tế, hợp tác phát triển với các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước; hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư quốc tế.
Hàng năm

 

 

 

 

Hàng năm

 

 

 

 

2014

 

Hàng năm

 

 

Hàng năm

 

Hàng năm

 

Hàng năm

 

 

Hàng năm

 

 

Hàng năm

 

 

Hàng năm
2 Sở Ngoại vụ. - Tham gia nghiên cứu, đánh giá thị trường, tìm kiếm, lựa chọn đối tác, nhà đầu tư chiến lược để tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư.

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Hà Nội.

- Giải quyết thủ tục cho các đoàn công tác của Thành phố đi xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đón tiếp các đoàn xúc tiến của nước ngoài đến Hà Nội tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác.

- Phối hợp với các Sở, ngành trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý thành lập văn phòng đại diện của Hà Nội tại nước ngoài.

- Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư gắn với các hoạt động hợp tác hữu nghị thường niên của Thành phố với các nước, thành phố lớn trên thế giới.
Hàng năm

 

Hàng năm

 

 

Hàng năm

 

 

 

2014, cập nhật hàng năm

 

Hàng năm
3 Sở Tài chính. - Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND Thành phố, bố trí cân đối nguồn vốn ngân sách hàng năm để đảm bảo kinh phí triển khai Chương trình, các kế hoạch xúc tiến đầu tư.

- Tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách tài chính đối với hoạt động xúc tiến đầu tư. Đề xuất cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động xúc ti