Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyển công tác thầy giáo tát học sinh

Kinhtedothi - Ngày 25/1, Hội đồng kỷ luật Trường THPT Đông Kinh sẽ họp để đưa ra mức xử lý đối với thầy giáo tát học sinh.
Dự kiến mức xử lý sẽ là đình chỉ đứng lớp 1 năm và chuyển sang làm công tác khác. Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đồng tình với hướng xử lý này.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Sở đã nhận được báo cáo của Trường THPT Đông Kinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Theo đó, thầy giáo Nguyễn Đình Thịnh có hành vi tát học sinh trên lớp và đã có kiểm điểm nghiêm túc và xin nhận hình thức kỷ luật của nhà trường, đồng thời tha thiết mong được nhà trường tạo cơ hội để sữa chữa lỗi. Bên cạnh đó nhà trường cũng đề xuất hình thức kỷ luật đối với thầy giáo và chúng tôi tán thành với hướng xử lý của nhà trường”.
Ông Thống cũng khẳng định, việc các học sinh nam xếp hàng ngang trước bảng, thầy giáo đi lần lượt từng người “hạch tội”, xưng mày tao, tát rất mạnh vào mặt từng nam sinh, thậm chí còn có những lời lẽ xúc phạm học sinh là không thể chấp nhận được.

“Một thầy giáo trẻ, dạy giỏi nhưng lại có hành động xỉ vả học sinh trước lớp như vậy là thiếu kỹ năng sư phạm. Dù phụ huynh có đơn đề nghị nhà trường giảm hình thức cho thầy giáo có hành động xúc phạm học sinh trước lớp nhưng quan điểm của sở là phải đình chỉ, chuyển công tác khác” - ông Thống nhấn mạnh.

Bà Trần Thị Tâm - Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: Mặc dù Sở GD-ĐT Hà Nội đồng tình với hướng xử lý của nhà trường nhưng theo nguyên tắc Hội đồng kỷ luật vẫn tiến hành theo đúng trình tự. Đây cũng là bài học cho những giáo viên trẻ thiếu sự kiềm chế khi đứng lớp. Hiện tại thầy Thịnh vẫn chưa được quay trở lại trường mặc dù nhiều phụ huynh đề nghị cho thầy sớm quay trở công việc.

Trước đó vào ngày 23/1, rất nhiều phụ huynh, học sinh đến động viên, an ủi thầy Thịnh tại nhà (Lĩnh Nam, Hoàng Mai). Phụ huynh em Đặng Vũ Chính (học sinh lớp 12A) chia sẻ: “Cháu nhà tôi ngoan hơn rất nhiều từ khi thầy về chủ nhiệm. Thầy luôn coi cháu như người trong nhà, tận tình dạy bảo cháu vì vậy chúng tôi luôn ủng hộ chứ không bao giờ trách móc thầy điều gì”.

Đồng quan điểm này, phụ huynh em Nguyễn Đức Tài (lớp 12A) bộc bạch thêm: “Thầy Thịnh là người sống có tâm, rất tình cảm như người cha, người anh chứ không phải chỉ dạy hết tiết, hết giờ lên lớp. Thật tiếc và buồn nếu thầy không được dạy các cháu ở lớp 12A nữa. Năm nay các cháu bước vào cuối cấp, từng cháu đều đang tiến bộ. Nếu thầy không còn đứng lớp, tôi rất lo lắng”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ