Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Chuyển dần từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội thảo luận”

Kinhtedothi - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho hay, sẽ chuyển dần từ một Quốc hội tham luận (chuẩn bị trước) sang một Quốc hội thảo luận và tranh luận.
Phát biểu tại cuộc họp báo sáng 23/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ cảm nhận rõ trách nhiệm nặng nề khi được Quốc hội tín nhiệm bầu vào vị trí người lãnh đạo cao nhất của Quốc hội để thực hiện những nhiệm vụ cử tri, nhân dân cả nước giao phó. 

Chủ tịch Quốc hội nhắc lại cam kết đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, để Quốc hội thực sự là một Quốc hội đoàn kết, sáng tạo và hành động vì lợi ích của nhân dân, vì danh dự và lòng tự hào của dân tộc vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ cảm nhận rõ trách nhiệm nặng nề khi được Quốc hội tín nhiệm bầu vào vị trí người lãnh đạo cao nhất của Quốc hội để thực hiện những nhiệm vụ cử tri, nhân dân cả nước giao phó. 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ cảm nhận rõ trách nhiệm khi được Quốc hội tín nhiệm bầu vào vị trí người lãnh đạo cao nhất của Quốc hội. 
Nói về hoạt động lập pháp, Chủ tịch Quốc hội trình bày, Quốc hội khóa XIV sẽ cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế Nghị quyết Đảng vào hệ thống pháp luật. Quốc hội cũng tập trung hoàn thiện các luật về quyền con người, quyền công dân, phù hợp với các hiệp ước Quốc tế, các cam kết với Liên Hợp Quốc khi Việt Nam tham gia tổ chức này.

Để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, Chủ tịch Quốc hội dự kiến sẽ chọn những vấn đề đang bức xúc trong cuộc sống để trình Quốc hội chấp nhận giám sát một vài chuyên đề, một số khác sẽ giao UB Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát, sau nữa tới các UB của Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động điều trần cụ thể với những vấn đề phát sinh.

Trước hết là nghiên cứu đổi mới quy trình lập pháp theo hướng chú trọng đến chất lượng và tính khả thi của các dự án luật, từ khâu xây dựng đề cương của các đạo luật, lấy chất lượng là tiêu chí hàng đầu, để khắc phục tình trạng luật khung, luật ống, thiếu tính khả thi.

Nhấn mạnh hoạt động chất vấn, Chủ tịch Quốc hội xác định sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân đặt ra với những người đứng đầu các cơ quan.

Tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Quốc hội sẽ “chuyển từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội thảo luận, tranh luận. Chúng tôi muốn khuyến khích tinh thần thảo luận, tranh luận tại hội trường của các đại biểu”.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phải dành nhiều thời gian đi cơ sở để gặp gỡ, gắn bó với cử tri, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của cử tri, tìm hiểu những vấn đề cuộc sống đặt ra. Đại biểu Quốc hội không chỉ tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp.

Trao đổi với phóng viên, trả lời câu hỏi “bà tâm đắc nhất về kinh nghiệm gì của Chủ tịch Quốc hội Khóa XIII Nguyễn Sinh Hùng mà bà sẽ kế thừa”? Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ: “Có nhiều kinh nghiệm tôi học hỏi ở ông, nhưng trước hết là bản lĩnh chính trị khi và sự quyết đoán của ông”. 

Trả lời về việc Quốc hội khóa XIV có “trả nợ” Luật biểu tình cho dân không?, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, quyền biểu tình đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của chúng ta. Đây là vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Việc lùi dự án luật này lại là để nghiên cứu căn cơ, thấu đáo để nó phù hợp với tình hình đất nước.

Hiện nay đất nước ta rất ổn định, trong khi đó có nhiều nơi khác trên thế giới còn có nhiều lo lắng, bất an. Chúng ta ban hành luật này phải đảm bảo quyền lợi của đất nước và của nhân dân, đảm bảo không rối loạn đất nước. Nếu ban hành luật này mà rối loạn đất nước thì không ai mong muốn, dân cũng không mong muốn.

Phóng viên cũng đặt câu hỏi đến Chủ tịch Quốc hội: “Các phân tích cho thấy rằng nợ công nhiều khả năng sẽ vượt giới hạn Quốc hội cho phép (65% DGP) trong năm nay. Nếu điều này xảy ra thì ai sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này. Trong vai trò Chủ tịch Quốc hội, bà sẽ làm gì để người dân giảm bớt nỗi lo về gánh nặng nợ công?”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Quốc hội đang kiểm soát chặt chẽ nợ công. Tuy nhiên Quốc hội cũng có trách nhiệm, bởi vì quyết định trần nợ công, quyết định bội chi là Quốc hội. Nhưng Chính phủ là người điều hành. Đến cuối năm 2013, nợ Chính phủ đã vượt trần 0.3%, Quốc hội thảo luận rất nhiều.
Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch lên vị trí điều hành.
Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành họp báo
Quốc hội sẽ tính toán lại cách xác định nợ công cho đúng, để đảm bảo an toàn. Người ta 100%, 200% GDP không sao, nhưng với chúng ta thì 65% có an toàn không. Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này. Quan tâm của Quốc hội là nợ công có an toàn không. Nghĩa là đã vay thì phải trả được, và vay để làm gì, có hiệu quả không.

Hiện nay nợ công đang có vấn đề, tức là chúng ta vẫn ở mức kiểm soát, nhưng đến thời hạn trả nợ thì có khó khăn, nên đã xảy ra tình trạng vay để đáo hạn, vay mới để trả nợ cũ.

Chúng ta đang phấn đấu thay đổi cơ cấu nợ, tăng tỷ lệ nợ trong nước lên và vay dài hạn hơn. Quốc hội sẽ kiểm soát để Việt Nam không đi vào vết xe đổ của các quốc gia đi trước ở Châu Âu, Châu Mỹ.  

Trả lời câu hỏi về vấn đề đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) kiến nghị Quốc hội lập ủy ban lâm thời điều tra vụ Formosa, Chủ tịch cho biết, hiện nay chưa có chủ trương lập ủy ban lâm thời. “Chúng ta biết để có kết luận về Formosa, Chính phủ đã huy động lực lượng lớn cơ quan chức năng, các nhà khoa học trong và ngoài nước, đấu tranh để buộc họ phải cúi đầu nhận lỗi, chấp nhận bồi thường”.

Dân thì nói Chính phủ chậm, nhưng chúng tôi cũng muốn nói rằng đây là vấn đề rất lớn, Chính phủ đã rất nỗ lực, quyết tâm điều tra sớm. Bộ Chính trị cũng đã nhiều lần nghe báo cáo về vấn đề này. Quốc hội chưa lập ủy ban lâm thời nhưng chúng tôi sẽ giám sát rất chặt chẽ, tiếp tục theo dõi quá trình giải quyết vấn đề này.

Nói về việc báo chí phản ánh rất khó tiếp cận để phỏng vấn đại biểu Võ Kim Cự - nguyên lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh - liên quan đến vấn đề Formosa? Chủ tịch Quốc hội cho rằng, ông Võ Kim Cự né tránh thì trước hết là quyền của ông Võ Kim Cự. 

“Nhưng tôi sẽ gặp gỡ và đề nghị ông nên gặp gỡ, trao đổi với báo chí. Bởi vì đây là vấn đề liên quan đến ông với tư cách nguyên lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, do đó cần trao đổi với báo chí, cung cấp thông tin, chứ né tránh thì không nên”, chủ tịch Quốc hội bày tỏ.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ