Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Thạch Thất còn chậm

Bài & Ảnh: Doãn Thành
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo Quyết định 5931/2018/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đến năm 2020 là 153ha, nhưng đến thời điểm hiện tại việc chuyển đổi ở một số xã còn chậm.

Công tác chuyển đổi chậm
Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Kim Loan cho biết, trong số 21/23 xã được phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với tổng diện tích 153ha thì đến thời điểm hiện tại mới thực hiện được 135ha. Có 4 xã không xây dựng kế hoạch chuyển đổi là: Bình Phú, Tiến Xuân, Yên Trung và thị trấn Liên Quan.
“Tiến độ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa ở một số xã còn chậm, chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao. Việc quy hoạch và xác định vùng chuyển đổi của các xã còn nhiều hạn chế, quy mô chuyển đổi manh mún, nhỏ lẻ, chưa tạo được cùng sản xuất tập trung quy mô hớn” - ông Loan cho hay.
Công tác chuyển đổi đát trồng lúa một vụ sang cơ cấu cây trồng nông nghiệp khác trên địa bàn huyện Thạch Thất còn chậm.
Trong số 23 xã, thị trấn của huyện Thạch Thất thì có 2 xã là: Thạch Hòa và Hữu Bằng không được giao chỉ tiêu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, 17/21 xã đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi vớ tổng diện tích 135ha. Tuy nhiên, mới có 13/17 xã đã thực hiện chuyển đổi với tổng diện tích 91,03ha đạt 59,5% so với kế hoạch.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất Hoàng Chí Lượng cho biết, hầu hết diện tích đất trồng lúa được huyện đưa vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng là đất lúa một vụ, các vùng trũng, sản xuất lúa kém năng suất.
“Qua thực tế một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa một vụ. Chúng tôi đang tiếp tục đốc thúc các xã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi từ đó tham mưu cho UBND huyện những giải pháp thực hiện, nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi mô hình sản xuất” - ông Lượng nói.
Gắn chuyển đổi với xây dựng nông thôn mới
Được biết, đầu tháng 5/2020 huyện Thạch Thất đã được UBND TP Hà Nội công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Báo cáo của UBND huyện Thạch Thất, trong giai đoạn 2010 - 2019, huyện đã ố trí trên 4.251 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội và phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn mới.
Đến thời điểm hiện tại 100% trục chính, đường liên thôn được bê tông hóa, dải nhựa apphal; 100% trạm y tế các xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; 84% thôn có nhà văn hóa; 89,9% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 100% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 81% hộ gia đình sử dụng nước đạt quy chuẩn.
Các mô hình kinh tế nông nghiệp góp phần tích cực vào quá trình hoàn thiện nông thôn mới và cần được nhân rộng tại địa bàn.
Giai đoạn 2016 - 2020, huyện đã xây dựng các mô hình kinh tế nông nghiệp từ việc chuyển đổi mục đích sản xuất trong nội bộ đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả. Trong đó có các vùng sản xuất chuyên canh tập trung như: vùng chuyên lúa 400 ha tại, vùng rau 200 ha, vùng hoa cây cảnh 100ha, vùng cây ăn quả 190 ha, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các xã miền núi…
“Các mô hình liên kết sản xuất cho thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm. Từ đó nâng cao đời sống của nhân dân, thu nhập bình quân đầu người đạt 63 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,58%. Đã được TP công nhận đạt chuẩn nông thôn mới 21/21 xã và đánh giá huyện có 9/9 tiêu chí đạt theo bộ tiêu chí chuẩn nông thôn mới tại Quyết định số 558/2016/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ” - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Kim Loan cho biết thêm.