Khó chồng khó
Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hồ Xuân Hương, hiện đã có 122 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó 10 PCC, 112 văn phòng công chứng (VPCC), với 470 công chứng viên phủ khắp TP. Số lượng lớn này cùng với việc thực hiện Luật số 28 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật liên quan đến quy hoạch trong đó có Luật Công chứng năm 2014 xung quanh việc thành lập mới các tổ chức hành nghề công chứng đang đặt ra nhiều thách thức cho quản lý. Trong khi, quy định về thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của VPCC gây thiệt hại cho tổ chức hành nghề khi đổi tên bị mất thương hiệu; cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động hành nghề công chứng vẫn diễn ra tại các quận. Đặc biệt, chưa có quy định cụ thể nên thực hiện chuyển đổi PCC theo Nghị định 29 gặp nhiều lúng túng trong xác định giá nhận quyền chuyển đổi, phương án xử lý tài sản bằng tiền từ các quỹ phát triển sự nghiệp, dự phòng ổn định thu nhập… để trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, hỗ trợ tiền thuê trụ sở của PCC chuyển đổi.
Dẫn chứng thực tế, Trưởng PCC số 4 Đặng Mạnh Tiến chia sẻ: Phòng đã tự chủ về tài chính nhiều năm, đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn để tồn tại trong điều kiện ngày càng ít việc, bởi hoạt động công chứng được xã hội hóa mạnh từ khi có Luật Công chứng năm 2006. Khó khăn chồng chất khó khăn khi Phòng lại là đối tượng phải chuyển đổi sang mô hình VPCC (xã hội hóa hoạt động như DN) theo kế hoạch của TP, nhưng chưa thực hiện được. Hoạt động ở địa bàn nhiều khó khăn là huyện Mê Linh, PCC số 9 cũng gặp nhiều thách thức do sự mất cân bằng trong phân bổ các tổ chức hành nghề công chứng. Theo Trưởng PCC số 9 Phạm Hữu Hùng, ở vùng sâu, vùng xa ít hợp đồng giao dịch, không có tổ chức nào được hoạt động. Trong khi nơi có nhiều giao dịch thì tập trung quá nhiều tổ chức, gây cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng công chứng, giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Hơn nữa, Hà Nội có nhiều tổ chức hành nghề công chứng nhất nước; UBND cấp huyện, cấp xã lại đồng thời được chứng thực hợp đồng, giao dịch, bản sao, chứng nhận chữ ký, bản dịch, khiến nhiều rủi ro, tranh chấp trong hoạt động chứng nhận hợp đồng giao dịch. Vượt rào cản từ tư duyTrước khó khăn hiện nay, Sở Tư pháp đề nghị Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ những bất cập về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của VPCC (trường hợp đổi tên gọi khi đổi địa chỉ trụ sở) để không gây thiệt hại cho tổ chức hành nghề khi đổi tên bị mất thương hiệu. Chính phủ cần sớm có nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bổ trợ tư pháp thay thế Nghị định 110, Nghị định 67, trong đó chế tài nghiêm khắc hơn với vi phạm về công chứng. Đặc biệt, “TP cần kiến nghị cơ quan T.Ư gỡ vướng trong thực hiện các quy định của Luật Công chứng về chuyển đổi PCC thành VPCC hoặc trường hợp cần thiết không phải chuyển đổi mà thực hiện tự chủ với các phòng này theo Nghị quyết 19 Ban Chấp hành T.Ư khóa XII về đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả đơn vị sự nghiệp công lập” - bà Hồ Xuân Hương đề xuất.Tuy nhiên theo đoàn giám sát, kế hoạch của UBND TP nêu rõ đến tháng 12/2018 phải chuyển được 5 PCC thành VPCC nhưng đến nay chưa chuyển được đơn vị nào. Theo Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam, Hà Nội đã tinh giản được nhiều đầu mối, con người ở rất nhiều đơn vị sự nghiệp nên không lý gì không giải quyết được tồn tại của các PCC sau chuyển đổi. Rào cản lớn nhất chính là tư duy ngại chuyển đổi vì muốn là “người Nhà nước” cả đời, chứ không phải ở cơ chế chính sách. Ông Nam đề nghị Sở Tư pháp sớm báo cáo khó khăn cụ thể liên quan đến thực thi luật, nghị định để Quốc hội, Bộ Tư pháp có văn bản hướng dẫn hoặc điều chỉnh. Đồng thời đề xuất TP giải pháp góp phần giải quyết vướng mắc trong chuyển đổi PCC.
Có nhiều vướng mắc về thể chế, song dù chuyển đổi hay không chuyển đổi các phòng công chứng, cần thấy trách nhiệm chính về cung cấp dịch vụ công cho người dân vẫn thuộc về Nhà nước. Nên với một số phòng ở Sóc Sơn, Đông Anh, Ba Vì… có lượng giao dịch, nguồn thu thấp hơn ở các quận nhưng là những địa bàn người dân vẫn có nhu cầu và đặt tín nhiệm cao với công chứng Nhà nước, cần được TP giữ lại khi thực hiện lộ trình tự chủ.Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn |