Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số Báo chí Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 11/6 tới đây, tại trường Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra hội thảo khoa học "Chuyển đổi số Báo chí Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn".

Xuất phát từ mục tiêu tăng cường đối thoại, thúc đẩy sáng kiến, tăng cường hợp tác nghiên cứu và hành động cho sự phát triển bền vững của Báo chí Việt Nam, ngày 11/6, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Tạp chí Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số báo chí Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hội thảo có sự tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của gần 80 chuyên gia, các nhà báo, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông – báo chí.

Hội thảo sẽ đi sâu vào vấn đề triển khai xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, đa nền tảng, đa phương tiện, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ số, truyền thông thế giới.

Hội thảo cũng sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, được cá nhân hóa tới công chúng mọi lúc, mọi nơi, phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tạo niềm tin và đồng thuận xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực, khơi dậy khát vọng, tạo sức mạnh tinh thần phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng?

Các đại biểu sẽ thảo luận, cùng đưa ra khuyến nghị để các cơ quan báo chí, truyền thông Việt Nam xây dựng được nền tảng riêng, hình thành các cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực, kiểm soát và chi phối việc sản xuất, phân phối nội dung, giữ vững chủ quyền trên không gian mạng?

Đồng thời, hội thảo cũng bàn luận, đề xuất tới cơ quan quản lý nhà nước trong việc định hướng, dẫn dắt chuyển đổi số báo chí, hỗ trợ các cơ quan báo chí trong quá trình thử nghiệm công nghệ hiện đại. Từ các kết quả đó, hội thảo giúp thay đổi mô hình quản lý, tác nghiệp, quy trình sản xuất, xuất bản, phân phối nội dung và mô hình kinh doanh nhằm tối ưu hoạt động, tạo ra sản phẩm chất lượng, cơ hội, doanh thu và các giá trị gia tăng.

Những ý kiến, khuyến nghị của diễn đàn mang tính khoa học, thực chất, hi vọng sẽ cung cấp thêm những tư liệu hữu ích cho cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, cho các cơ quan báo chí và người làm báo cùng hệ thống đào tạo báo chí hiện nay.

Hội thảo có sự tham gia trình bày của các diễn giả:

- Ông Lê Quốc Minh – Ủy viên BCH TW Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW;

- Ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông;

- TS Đỗ Anh Đức- Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH & NV;

- Nhà báo Nguyễn Hoàng Nhật – Phó Tổng biên tập báo điện tử VietnamPlus (TTXVN)

- Nhà báo Nguyễn Lê Tân – Giám đốc Trung tâm Nội dung số VTCnow (Đài truyền hình VTC)

- TS. Phan Văn Kiền -Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH & NV;

Hội thảo cũng có sự tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của gần 80 chuyên gia, các nhà báo, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông – báo chí.

Đến thời điểm này, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 25 tham luận gửi đến Hội thảo. Các tham luận sẽ được lựa chọn để đăng trong Kỷ yếu Hội thảo, xuất bản sách chuyên khảo và chọn đăng trên Tạp chí Thông tin và Truyền thông.

Thông tin về hội thảo có tại địa chỉ: https://hoithao.ictvietnam.vn.

Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

TS Phan Văn Kiền 

Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Địa chỉ: tầng 3, nhà C, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 0983414354;   Email: kienpv@vnu.edu.vn

Nhà báo Bùi Thị Hồng Dương

Tạp chí Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông). 

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Cục Tần số, 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 0901016699. Email: duongbth@mic.gov.vn