Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyển đổi số - chuyển đổi nhận thức từ cán bộ đến người dân

Kinhtedothi - Với quan điểm “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm”, trong những năm qua, các ngành, các địa phương ở huyện Hoài Đức đã từng bước chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi số (CĐS) trên các lĩnh vực đời sống.

Bước đầu tham gia cuộc cách mạng CĐS, huyện Hoài Đức đã tích cực tuyên truyền phổ biến thông tin, tổ chức tập huấn kỹ năng CĐS tới các cơ quan quản lý, doạnh nghiệp và người dân. Hiện tại, 100% cán bộ được cấp hòm thư điện tử chuyên dụng; 100% các phòng ban, UBND các xã thị trấn, bộ phận “một cửa” đã đăng ký và sử dụng chữ ký số. Việc lấy ý kiến người dân được sử dụng bằng công nghệ thông tin. Số hóa, xây dựng hệ thống lưu trữ điện tử cho các tài liệu, thông tin quản lý, quy trình thủ tục. Xây dựng các ứng dụng trực tuyến, áp dụng nguyên tắc không giấy tờ và tự động hóa quy trình thủ công, để tối ưu hóa và hiệu quả công việc. Tuy nhiên về thiết bị, hạ tầng kỹ thuật CNTT, đến nay huyện Hoài Đức mới được đầu tư cơ bản. Chưa có hệ thống giám sát an toàn an ninh mạng; một số máy tính cần đầu tư nâng cấp, hoặc thay mới…

Để thực hiện việc CĐS, từ 2023 -2025 (giai đoạn 1), huyện Hoài Đức sẽ phát triển các ứng dụng cho chính quyền số, xã hội số, kinh tế số. Mục tiêu nhằm chuyển đổi về mặt nhận thức; phát triển hạ tầng số và nâng cấp hệ thống an toàn thông tin. Cụ thể, trong quý IV năm 2023 đến 2024, huyện Hoài Đức sẽ ưu tiên chuyển đổi Ipv4 sang Ipv6. Nâng cấp, duy trì an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp. Triển khai số hóa hộ tịch; thực hiện rà soát, đánh giá an toàn thông tin. Ở lĩnh vực chính quyền số, trước mắt cần nâng cấp trang thiết bị cho bộ phận một cửa. Huyện cũng triển khai số hóa các thủ tục hành chính còn hiệu lực; thiết bị ký số. Duy trì hoạt động của cổng thôn tin, trang zalo… Muốn đạt mục tiêu trên, cần phát triển hạ tầng số gồm: Bổ sung nâng cấp trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin. Triển khai phủ sóng wireless tại các điểm công cộng. Hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo điện thoại thông minh. Triển khai mạng 4G, 5G, lắp đặt bổ sung các trạm BTS. 

Mã QR được thiết lập để người dân cập nhật giải quyết qua mạng

Với lĩnh vực xã hội số, xây dựng hệ thống học bạ điện tử, hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử. Riêng với kinh tế số, cần tổ chức các hội thảo chuyên đề nâng cao nhận thức CĐS. Thúc đẩy thương mại điện tử, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; tuyên truyền triển khai thanh toán không dùng tiền mặt. Xây dựng website quảng bá du lịch, văn hóa, sản phẩm. Bước sang giai đoạn 2 (2030), sẽ phát triển ứng dụng cho chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, phát triển dữ liệu theo các lính vực và đô thị thông minh. 

Tất cả thủ tục hành chính của các phòng, ban thuộc thẩm quyền giải quyết của huyện Hoài Đức đều được số hóa

 Nói về CĐS, Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin Hoài Đức Nguyễn Viết Thanh cho biết: Xác định CĐS là xu hướng tất yếu, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, lấy ý kiến của các ngành, các xã thị trấn. Trước mắt ưu tiên cho các danh mục, hạng mục cấp thiết (ví dụ lĩnh vực Tư pháp). Tuyên truyền về CĐS - nhằm chuyển đổi nhận thức từ cán bộ đến Nhân dân. Đến nay, 136/136 thôn trong huyện đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng để tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong chuyển đổi số. 20/20 xã, thị trấn trong huyện đã lập trang Zalo “Chính quyền điện tử”. 

Đến nay, huyện cũng đã mở 5 lớp tập huấn về chuyển đổi số cho 100% cán bộ lãnh đạo và công chức huyện, xã. Công dân trong huyện đã đăng ký dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng Zalo. Chính quyền đã thiết lập mã QR để công dân thực hiện tra cứu – thực hiện các dịch vụ công ngay tại xã. “Tại chợ Sấu (xã Dương Liễu), Ngân hàng MB và Viettel Pay đã mở các ứng dụng mua bán không dùng tiền mặt” – ông Nguyễn Viết Thanh cho biết thêm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đưa nông nghiệp Thủ đô “cất cánh”

Đưa nông nghiệp Thủ đô “cất cánh”

07 Apr, 12:29 PM

Kinhtedothi - Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Để đạt được mục tiêu trên, lĩnh vực nông nghiệp cần bảo đảm mức tăng trưởng liên tục trên 3%. Điều này đòi hỏi ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ.

Cầu Giấy: xây dựng mới 11 trường học trong giai đoạn 2021 – 2025

Cầu Giấy: xây dựng mới 11 trường học trong giai đoạn 2021 – 2025

07 Apr, 11:06 AM

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình 04-Ctr/QU của Quận uỷ Cầu Giấy khoá VI, nhiệm kỳ 2021 – 2025, về “Phát triển văn hoá – xã hội; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, 11 trường học đã được quận Cầu Giấy triển khai xây dựng, nâng tổng số trường học trên địa bàn lên con số 103.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ